Cội rễ thời tiền sử
Những khám phá khảo cổ cách đây 100 năm, đặc biệt ở Java đã mở ra trước mắt chúng ta kho tàng kiến thức từ vài triệu năm trước. Hộp sọ cổ xưa nhất là của một đứa trẻ ở Mojokerto, miền đông Java, thuộc chủng Homo erectus (người đứng thẳng). Dường như tổ tiên đứa trẻ này phát triển từ chủng người biết chế tạo công cụ đầu tiên, Homo habilis (người khéo léo), cách đây khoảng chừng 1,5 triệu năm. Hộp sọ được tìm thấy cùng với quần thể động vật có vú Jetis dọc theo lòng sông có niên đại khoảng từ 3 đến 1 triệu năm trước. Các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra những mẩu vụn hàm dưới của một sinh vật có quai hàm rất rộng ở Sangiran miền trung Java, tên là Meganthropus palaeojavanicus. Mặc dầu một số ý kiến cho rằng nó có thể cùng thời với Homo habilis, là loài có cốt được tìm thấy ở Olduvai Gorge, Tanzania (và niên đại ước chừng 1,5 tới 2 triệu năm) nhưng khả năng Meganthropus palaeojavanicus thuộc nhóm Homo erectus vẫn cao hơn.[i]
Tuy nhiên, phần lớn các hóa thạch lại được phát hiện ở Trinil bên bờ sông Solo, miền trung Java năm 1892, chúng thuộc niên đại cách đây chừng 1 triệu đến 300.000 năm. Dung tích các hộp sọ này rơi vào khoảng 750 – 1.125 cc. Người ta cho rằng “người Java” gần như có dáng đứng thẳng và có khả năng cùng thời với loài vượn cao 10 phút (foot) tên là Gigantopithecus blacki, sống ở khu vực rộng lớn rải từ nam Kwansi tới gần miền tây Indonesia, vào khoảng kỷ Pliocene cho tới giữa kỷ Pleistocene. Theo Franz Weidenrich, những tổ tiên khổng lồ này của loài người là nguyên bản của hàng loạt loài có kích thước nhỏ hơn tiến hóa thành Meganthropus và Pithecanthropus (Homo erectus)
Chỉ có một nhóm hóa thạch duy nhất gồm 11 vòm sọ và 2 xương ống chân tìm thấy ở Java là đại diện cho thời kỳ nối tiếp giữa Homo erectus và người hiện đại. Trên cơ sở khám phá này từ đầu thập niên 1930, tại Ngandong trên bờ sông Solo, người ta còn tìm thấy dấu tích của quần thể – 25.000 xương động vật có vú - điều đó chỉ ra rằng sự cộng sinh của đông đảo giống loài từ gia súc, voi, báo, lợn, hươu, và hà mã như vậy hẳn phải diễn ra trong một môi trường đồng cỏ. ước đoán về niên đại “người Solo” thì thật đa dạng. Theo T.Jacob thì vào khoảng 100.000 đến 60.000 năm trước;[iii] theo Peter Bellwood thì thậm chí còn xưa hơn nữa, có thể là tổ tiên theo “trực hệ tiến hóa của người hiện đại, nhất là người Australoid ở Đông Nam á.”[iv] Ông đồng ý với Carletoon Coon rằng Australoid (và Mongoloid) là con cháu trực hệ của Homo erectus ở Đông Nam á,[v] người Solo và Wajak ở Java là dấu nối trong chặng đường chuyển tiếp ấy. Điều này ngụ ý rằng người Solo không bị tuyệt chủng và rằng gen của họ có thể chảy trong người Australoid hiện đại, chẳng hạn như người Sakai, Malay và các cư dân vùng nam Celebe và Enggano cũng như dân cư vùng đảo Mentawai ngoài khơi bờ Sumatra.
Nhìn rộng ra bức tranh phân bố người tiền sử ở Đông Nam á, có vẻ như người Mongoloid và Australoid đã sinh sống trên cùng khu vực trong một thời gian dài. Theo Bellwood, do thiếu rào cản đối với dòng di chuyển bắc-nam, cư dân Homo sapien sapien hay là người hiện đại “phát triển theo trạng thái đa dạng” trong đó, phía Bắc mang nhiều đặc tính Mongoloid, phía Nam mang nhiều đặc tính Australoid, chứ không có đường phân chia nào rõ rệt theo đúng nghĩa của nó. Cuối cùng, cư dân Mongoloid thay thế Australoid - là cư dân từng chiếm ưu thế ở Đông Nam á, Papua và Australia suốt một thời gian dài. Cư dân Australoid còn lại đến ngày nay ở Đông Nam á, với tư cách các nhóm biệt lập của chủng Negrito (da đen), được biết đến như là người Semang ở Kedah, Perak, người Pagan ở Kelantan và người Aetas ở Philipin. Tuy nhiên, Bellwood cảnh báo chúng ta rằng:
Chúng ta nên giải thích ý tưởng về sự thay thế một cách cẩn trọng, bằng cách tính trước trạng thái phức tạp của việc chuyển gen giữa hai chủng tộc vốn rất khác biệt. Có khả năng là vào buổi ban đầu họ thuộc cùng một cấp tính trạng. Nhưng sẽ quá sức ngây ngô nếu ta coi việc di trú hàng loạt cư dân Mongoloid là nguyên nhân nhấn chìm hoặc làm biến mất các tổ tiên Australoid của họ.[vi]
Phức hợp Kỹ nghệ hoà Bình
Nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của các xã hội Đông Nam á sơ kỳ chính là văn hóa Hòa Bình. Được phát hiện lần đầu tiên ở miền bắc Việt Nam, văn hóa Hòa Bình sau này đã thực sự mở ra trên cả khu vực trải từ nam Trung Hoa cho tới bắc Sumatra.
Năm 1927, cụm từ Hòa Bình lần đầu được nhắc đến khi Madeleine Colani thông báo về việc khai quật ở 9 hang cư trú tại tỉnh Hòa Bình, miền bắc Việt Nam, nằm về hướng tây nam Hà Nội. Kể từ đó, các điểm cư trú trong hang đá vôi khác lần lượt được khai quật ở miền bắc Việt, miền bắc và trung Malay, Thái Lan, Campuchia, bắc Sumatra và nam Trung Hoa. Sự có mặt kỹ nghệ đá và công cụ mảnh đá ở các địa điểm trên cho thấy minh chứng khởi đầu của nghề trồng trọt, nghề gốm, và mài sắc công cụ đá rơi vào thời kỳ tiền-đồ đá mới, khoảng 13.000 đến 4.000 năm TCN. Điều đó mở ra khả năng là nền kinh tế và kỹ thuật tương tự có thể lan tỏa ở khu vực rộng lớn hơn tận miền tây Đông Nam á hải đảo, mà dấu tích của chúng có lẽ bị xóa mờ từ kỷ băng hà, khoảng 14.000 đến 7.000 năm trước. Có thể thấy một số khác biệt trong thành tố của tổ hợp công nghệ Hoà Bình, chẳng hạn như ở hang trú ngụ ven biển mới khai quật gần đây tại Quỳnh Văn, phía bắc Việt Nam; công cụ là bazan mảnh, còn các công cụ bằng đá hoặc công cụ được mài sắc cạnh lại hoàn toàn vắng bóng.
Nói chung, cư dân Hòa Bình gắn bó với cả đất liền và biển, thông qua các hoạt động săn bắt, hái lượm và đánh cá. Họ chính là cư dân đầu tiên biết đến nghề trồng trọt ở Đông Nam á, mặc dầu chưa rõ rằng họ chủ tâm trồng trọt hay các cây trồng tự trải qua quá trình biến đổi gen từ cây hoang dại. Tại Hang Ma, đông bắc Thái Lan, các nhà khảo cổ tìm thấy dấu tích của nhiều loại cây và hạt ăn được, trong đó có cau - đây là minh chứng sớm nhất về tục nhai trầu ở Nam và Đông Nam á. Cũng tại địa điểm này, người ta tìm thấy dấu tích của loài động vật có vú như gia súc, tê giác, lợn và hươu, riêng ở địa điểm ven biển, ven hồ thì còn thấy dấu tích loài động vật có vỏ. Tuy nhiên, không có chứng cứ nào về việc trồng lúa của cư dân Hòa Bình, cho dù hoạt động này xuất phát từ nghề trồng trọt vừa chớm nở, nhất là ở thời điểm gần với kỳ đồ đá mới. Bên cạnh đó, có vài bằng chứng cho thấy việc người Hòa Bình chăn nuôi lợn. Các điểm khai quật ở Hòa Bình cũng chứng thực việc chôn xác chủ yếu trong đồ gốm thời đó.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Prehistoric Roots
Early Man in Java
Archaeological discoveries in the past one hundred years, notably in Java, have pushed our knowledge of Southeast Asia to a couple of million years ago. The oldest of the skulls found was that of a child, at Mojokerto in eastern Java, belonging to the species Homo erectus, which is deemed to have evolved from the first tool-making ancestor of the human species, Homo habills, some 1.5 million years ago. The skull was found with the Jetis mammalian fauna along riverbeds dating between 3 and 1 million years old. Archaeologists also found, at Sangiran in central Java, mandible fragments of a very large-jawed creature named Meganthropus palaeojavanicus. Although some have opined that this being might have been contemporaneous with Homo habilis, whose remains were found in Olduvai Gorge in Tanzania (and whose estimated age is between 1.5 and 2 million years), it is considered more likely that Meganthropus palaeojavanicus falls within the category of Homo erectus. 6
Most of the fossils were, however, discovered at Trinil on the bank of the Solo River in central Java in 1892 and are dated roughly between 1 million and 300,000 years ago. Estimates of the cranial capacity of the skulls in this group range between 750 and 1,125 cc. It is supposed that "Java man" had an almost upright body stance and may have been a contemporary of the tenfoot-tall pongids called Gigantopithecus blacki, who lived over a wider region, from southern Kwansi to the fairly open expanses of western Indonesia, from the Pliocene to the Middle Pleistocene epochs. According to Franz Weidenrich, these giant ancestors of man were the progenitors of a series of diminishing forms evolving into Meganthropus and Pithecanthropus (Homo erectus). 7
There is only one fossil group of eleven calvaria and two tibiae found in Java to represent the gap between Homo erectus and modern man. This find, made in the early 1930s at Ngandong on the bank of the Solo River, also yielded extensive remains of fauna -- 25,000 mammalian bones -- indicating cohabitation of a wide variety of animals including cattle, elephants, panthers, pigs, deer, and hippopotamuses in what must have been a grassland environment. Estimates of the age of "Solo man" vary considerably. T. Jacob places him between 100,000 and 60,000 years ago; 8 Peter Bellwood hypothesizes that he may be of much older vintage, perhaps the progenitor in "the direct line of evolution of modern men, particularly the Australoids, in Southeast Asia." 9 He agrees with Weidenrich and Carletoon Coon that the Australoids (and the Mongoloids) are lineal descendants in Southeast Asia of Homo erectus, 10 Solo man and the Wajak man of Java marking the intermediate stages in the transition. This would imply that Solo man did not become extinct and that his genes could be flowing in modern Australoids such as the Sakais of Malaya and the populations of southern Celebes and Enggano and of the Mentawai islands off the coast of Sumatra.
As for the larger picture of distribution of prehistoric humans in Southeast Asia , it would appear that Mongoloids and Australoids mingled in the region for a long time. According to Bellwood, because of the lack of major barriers to north-south movements, the population of Homo sapiens sapiens, or modern man, "evolved in a pre-existing situation of clinal variation" with predominantly Mongoloid characteristics in the North and Australoid in the South and without a distinct line of separation as such. Eventually, the Mongoloids replaced the Australoid population, which had predominated in Southeast Asia, Papua, and Australia for a long time. The Australoid population survives to this date in Southeast Asia as isolated pockets of Negritos, known as the Semang in Kedah and Perak, the Pangan in Kelantan, and the Aetas in the Philippines. Bellwood, however, warns us:
We should interpret the idea of replacement with care, by envisaging a complex situation with gene flow between the two already highly varied human races, who may have been part of a single clinal distribution in the first place. It would be naive in the extreme to envisage mass migrations of identical Mongoloid populations swamping and exterminating their Australoid predecessors. 11
The Hoabinhian Technocomplex
An early stage of the social and economic evolution of societies in Southeast Asia is provided by the Hoabinhian culture, first discovered in North Vietnam but later known to have existed over an extensive area from southern China to northern Sumatra.
The term Hoabinhian was first used in 1927 when Madeleine Colani reported on excavations in nine rock shelters in the North Vietnamese province of Hoa-Binh, southwest of Hanoi. Since then, additional limestone rock shelters have been excavated in North Vietnam, central and northern Malaya, Thailand, Cambodia, northern Sumatra, and southern China. Noted for pebble and flake-tool industry, most of these sites have yielded evidence of the beginnings of horticulture, pottery, and edge-grinding of stone tools roughly falling in the pre-Neolithic period, from 13000 to 4000 B.C. It is suggested that a similar economy and technocomplex may have covered a much larger area in western parts of insular Southeast Asia, which may have been obliterated during the last glaciation, between 14,000 and 7,000 years ago. Some variations in the components of the Hoabinhian technocomplex are seen, for example, in North Vietnam in the more recent excavations in the coastal shell midden at Quynh-Van; there tools are of flaked basalt, and pebble tools and edge-ground tools are missing or absent.
In general, it may be said that the Hoabinhians engaged both on land and at sea in hunting, food-gathering, and fishing. They were the first to practice the art of horticulture in Southeast Asia, though it is not firmly established whether they carried out intentional planting or whether the plants underwent genetic changes from their former wild forms. In the Spirit Cave in northeast Thailand, archaeologists found remains of a variety of edible plants and nuts, including the betel nut, providing perhaps the earliest evidence of the common South and Southeast Asian practice of chewing betel nut. Also in evidence at the site are remains of mammals like cattle, rhi-noceroses, pigs, and deer and in coastal and lake sites, varieties of shellfish. No evidence of rice cultivation exists among the Hoabinhians, although the roots of such a practice may lie in the incipient horticulture, particularly closer in time to the Neolithic age. There is also some evidence that the Hoabinhians domesticated pigs. The Hoabinhian sites also testify to contracted or flexed burials, mostly with the pottery of the time. ....
to be cont'ed.
Source: D.R. SarDesai (2003), Southeast Asia: Past and Present, 5th ed., Westview Press.
No comments:
Post a Comment