Wednesday, November 05, 2008






Môi trường sinh thái




Về mặt địa lý, ngoại trừ một phần nhỏ diện tích Myanmar ra thì toàn bộ Đông Nam á đều nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Song, thiên nhiên cũng khéo chia cách khu vực này thành các tiểu vùng chính trị - xã hội với những nét riêng biệt không nơi nào ở châu á có được – điều đó khiến việc áp đặt một cách tiếp cận chung cho toàn khu vực trở nên vô cùng khó khăn, phức tạp.
Có thể chia Đông Nam á làm hai khu vực chính: Đông Nam á “lục địa” bao gồm Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Đông Nam á “hải đảo” gồm Malaysia, Singapo, Brunei, Indonesia, Đông Timor, Philipin. Riêng Malaysia được liệt vào nhóm “hải đảo” vì chất biển đậm đặc trong văn hóa, tôn giáo, địa lý, tộc người của bán đảo Malay rất gần gụi với Sumatra và Java. Còn Indonesia và Philipin sở hữu hàng ngàn quần đảo lớn nhỏ: 17 ngàn ở Indonesia và 7 ngàn ở Philipin nơi hội tụ cả sự màu mỡ và sự cằn cỗi. Cùng với Malaysia và Philipin, các đảo Indonesia đã góp phần hình thành nên thế giới Malay.
Một số nhà địa vật lý thì cho rằng nên tách riêng Philipin và Sulawesi (Quần đảo Celebes) bởi vị trí của chúng bắt ngang giữa hai vùng địa chất: vùng Sunda bao bọc Borneo, Sumatra, Java và bán đảo Malay (ở phía Tây); và vùng Sahul – nối với Tân Guinea và Australia. Lọt giữa hai “khối núi” lại là những thung lũng thăm thẳm bên bờ đại dương vây quanh Philipin và Sulawesi - đó là một trong những nguyên do tạo nên kết cấu đặc biệt của các quần đảo này. Nếu ở khu vực Sunda, mực nước biển chỉ sâu chừng vài trăm thước Anh (foot) thì ở thềm Đông Philipin độ sâu lên tới sáu – bảy dặm. Đặc điểm địa lý này đã làm sáng tỏ là tại sao trước khi Hồi giáo xâm nhập vào giữa thiên niên kỷ II, Philipin không hề có mối liên hệ lịch sử nào với Đông Nam á.
Trong khi đó, các dãy núi trập trùng cùng những dòng sông chảy siết Bắc – Nam - phần lớn bắt nguồn từ Tây Tạng lại làm nên Đông Nam á lục địa. Học giả George Cressey đã từng ví miền Đông Tây Tạng như “khu vực trung tâm hay vùng thượng nguồn để từ đó các dãy núi hùng vĩ tỏa ra tựa những cánh tay bạch tuộc”[i] phân cách các dân tộc châu á. Nào là dãy Arakan sừng sững giữa ấn Độ và Myanmar; nào là dãy Dawna, Bilauktaung, Tenasserim bắt ngang Myanmar – Thái Lan và vắt sang Malay; rồi tiếp đến dãy Annam (Trường Sơn) chia đôi hai bờ Lào – Việt. Cuối cùng là những dãy núi phân cách Đông Nam á và Trung Quốc như Nu Shan, Kaolikung Shan, Wuliang Shan và Ailao Shan. Bên cạnh đó, các dòng sông xuôi chảy Bắc – Nam lại chưa phát huy hết vai trò cầu nối (giao lưu) Đông – Tây. Khoảng cách giữa các lưu vực sông lớn – là những khu vực cư trú chủ yếu thì xa đến hàng trăm dặm. Có thể kể đến những con sông lớn tiêu biểu ở Đông Nam á lục địa như Irrawaddy, Chindwin, Salween (Myanmar); Chao Phraya (Thái Lan); Sông Hồng, Sông Đà (Bắc Việt Nam); và dòng Mêkông xuyên qua các quốc gia Lào, Thái Lan, Campuchia cùng Nam Việt Nam. Những con sông này quanh co hàng trăm dặm chở đầy phù sa về cho các lưu vực được coi là cửa ngõ hướng về ấn Độ Dương. Bốn lưu vực sông lớn ấy chính là Hạ Myanmar, Trung Thái Lan, Bắc Bộ và Mêkông - tuy cách xa hàng trăm dặm nhưng đã cùng nhau kiến tạo nên những khu vực đông dân cư nhất ở Đông Nam á lục địa. Mặt khác, hệ thống ghềnh, thác ở mạn sông Bắc cũng góp phần cản trở mạng lưới giao thông, buôn bán giữa các khu vực. Rõ ràng, Đông Nam á lục địa với những đặc điểm tự nhiên mang đậm yếu tố núi non - thung lũng, sông suối và ghềnh thác đã hạn chế sự phát triển một trung tâm lớn – chung cho toàn vùng.
Hơn thế, ngoại trừ vùng xích đạo là nơi lượng mưa phân bố đều đặn quanh năm, hầu hết khu vực Đông Nam á đều chịu tác động của các loại gió mùa. Gió mùa – Tây Nam và Đông Bắc là yếu tố mà các cư dân nông nghiệp, đặc biệt cư dân đi biển trong vùng luôn phải để mắt tính toán. Từ tháng 5 đến giữa tháng 9 hàng năm, gió mùa Tây Nam thổi về các dãy núi mang theo lượng mưa vào khoảng 100 inch còn gió mùa Đông Bắc đến trong khoảng tháng 12 – tháng 2 thì kịp thời mang theo một lượng mưa lớn hơn. Song, những cơn gió bão đi kèm đôi khi cũng phát triển thành các trận cuồng phong, bão táp làm chệch hướng nhiều tàu thuyền, buộc họ phải đợi chờ ba, bốn tháng mới có thể tiếp tục hành trình trên biển. Thường thì giải gió mùa đồng nghĩa với vành đai lúa gạo; cả lúa nước và lúa mạch đều có mặt ở hầu khắp Đông Nam á. Gạo là vụ mùa chính và là lương thực chủ yếu của cư dân vùng này. Khoảng năm 3500 TCN, việc trồng lúa bắt đầu xuất hiện ở Myanmar và Thái Lan mặc dầu kỹ thuật trồng lúa nước tại Đông Nam á có lẽ mới được biết tới từ những năm đầu Công nguyên nhờ quá trình tiếp biến văn hóa ấn Độ [ii]. Mặt khác, xuất phát từ tính thất thường của các đợt gió mùa, ngay từ thời cổ đại, hệ thống thủy lợi đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện để đảm bảo tưới tiêu đầy đủ, từ đó, người phụ trách về nông nghiệp cũng nắm vai trò lãnh đạo về chính trị và tinh thần. Vị trí nhà cửa, đền miếu thường nằm trên nền cao, với kết cấu mái nhọn và hệ thống thủy lợi ngăn chặn sự hoành hành của những trận bão tàn bạo gây hại cho con người....

Ecological Setting


Geographically speaking, Southeast Asia is included in the monsoon belt and, except for a small portion of Myanmar, located between the tropics.
However, nature has divided the land here as nowhere else in any of the Asian segments, effectively fractionalizing it into diverse social and political units, which complicates any attempt to develop a common approach to the entire region.
Southeast Asia can be seen as two geographical regions: "mainland" Southeast Asia, to include the countries of Myanmar, Thailand, Laos, Cambodia, and Vietnam; and "insular" Southeast Asia, comprising Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia, and the Philippines. The inclusion of Malaysia in the latter group is justified by the Malay Peninsula's greater exposure to the sea and its ethnic, cultural, religious, and geographical affinities with Sumatra and Java. Indonesia and the Philippines are groups of islands, large and small, fertile and barren: 17 thousand in Indonesia and 7 thousand in the Philippines. Along with Malaysia and the Philippines, the Indonesian islands constitute the Malay world.
Some physiographers advocate a separate treatment for the Philippines and Sulawesi (the Celebes) because of their location between two geological shelves: the Sunda Platform, covering Borneo, Sumatra, Java, and the Malay Peninsula in the west, and the Sahul platform, linking New Guinea and Australia. Between these two "massifs" lies a transitional zone of deep valleys in the seas around the Philippines and Sulawesi, at least partly responsible for the unusual configuration of those islands. In the Sunda platform area, the sea is often only a few hundred feet deep, in contrast to the six or seven mile depth of ocean troughs east of the Philippines. The geographical factor explains why the Philippines lacked much historical relationship with the rest of Southeast Asia before the advent of Islam in the middle of the second millennium of the Christian era.
Mainland Southeast Asia is noted for its diverse mountain ranges and rivers running north-south, most of them originating in Tibet. Following George Cressey, one might imagine eastern Tibet as a "complex knot or core area from which great mountain ranges radiate like the arms of an octopus," 4 dividing the Asian peoples. Thus, the Arakan Mountains stand between India and Myanmar; the Dawna, the Bilauktaung, and the Tenasserim between Myanmar and Thailand, passing further through Malaya; and the Annam range between Laos and Vietnam, cutting the latter in two. Finally, such ranges as Nu Shan, Kaolikung Shan, Wuliang Shan, and Ailao Shan together separate Southeast Asia from China. The principal rivers and streams also flow north-south, providing little help in east-west communications. The numerous river basins, which have become the principal areas of human settlement, are hundreds of miles apart. The main rivers of mainland Southeast Asia are the Irrawaddy, the Chindwin, and the Salween in Myanmar; the Chao Phraya in Thailand; the Song Koi ( Red River) and Song Bo ( Black River) in North Vietnam; and the international stream of the Mekong, passing through Laos, Thailand, Cambodia, and South Vietnam. These rivers meander over hundreds of miles bringing rich alluvial deposits to the deltas, which are like gateways open to the Indian Ocean. Four richly fertile deltas created by these rivers -- Lower Myanmar, central Thailand, Tongking, and Mekong deltas -- constitute the most populous areas of mainland Southeast Asia but are hundreds of miles apart. On the other hand, rapids in the northern reaches of the rivers obstruct intraregional travel and trade. Thus, the physical features of mainland Southeast Asia, with its numerous mountains and valleys, rivers and rapids, have militated against the development of a common focal point in the region.
Except for equatorial latitudes, where rainfall is well-distributed throughout the year, most of the Southeast Asian region is affected by the monsoons. The monsoons -- southwest and northeast -- are a factor the region's inhabitants must reckon with in cultivating their crops and navigating in open seas. Precipitation averaging 100 inches annually comes with the southwest monsoon winds that hit the leeward side of the various mountain ranges between late May and middle September, and the northeast monsoons that bring the much-needed rains between December and February. The accompanying gusty winds, developing at times into devastating hurricanes and typhoons, compel the mostly nonpowered boats to sail only in the direction of the winds and wait at times for three to four months for a change of winds before resuming their return journeys. The monsoon belt is generally synonymous with the rice belt; most of Southeast Asia is known for both dry and wet rice cultivation. Rice is the principal crop and staple diet of the people of the region. Rice cultivation in the region began in Myanmar and Thailand around 3500 B.C., though the technique of wet rice cultivation may not have been known in Southeast Asia until after the impact of Indian culture in the beginning of the Christian era. 5 The much-awaited monsoons are often erratic, requiring sophisticated hydraulic controls to ensure water supply। Such were devised and mastered in ancient times by agrarian leaders, who often assumed political and spiritual leadership as well. The location of houses and temples preferably on elevated ground, the tapering design of the roofs, and the drainage and irrigation systems are conditioned by the often merciless monsoons flooding the dwelling areas and causing untold miseries to the population....

Source: D.R. SarDesai (2003), Southeast Asia: Past and Present, 5th ed., Westview Press.
to be cont'ed.

No comments:

Post a Comment