Wednesday, November 26, 2008

Các quốc gia cổ ở Đông Nam á lục địa





Các nhân tố hình thành nhà nước

Trong vô số nhân tố dẫn tới việc hình thành các quốc gia cổ đại ở Đông Nam á có thể coi nông nghiệpthương mại biển chính là hai nhân tố quan trọng nhất. Tập trung dân cư và quyền lực chính trị chỉ xuất hiện ở những nơi mà thặng dư nông nghiệp thúc đẩy thông thương buôn bán phát triển. Khí hậu thất thường cộng với những đặc tính của đất nông nghiệp đặt ra thách thức cho con người trong việc cải tạo đất cũng như trị thủy. Nơi nào làm tốt những công việc trên thì ở đó mùa màng bội thu. Đó là các vùng châu thổ màu mỡ trên Đông Nam á lục địa, đồng bằng trung tâm Myanmar, vùng Biển Hồ của Campuchia hay vùng trung và đông Java. ở những khu vực này, nhà nước hình thành gắn chặt với tình hình phát triển của nông nghiệp. Hơn thế, những quốc gia thương nghiệp phát triển lại thường gắn bó chặt chẽ với các vùng đất màu mỡ phì nhiêu như vùng Đông Nam Sumatra và vùng duyên hải Malaya. Thuận lợi của những quốc gia này đến từ vị trí nằm trên tuyến thương mại Trung Quốc và ấn Độ. Những nơi xuất hiện nhà nước lại là những nơi tập trung nhiều điều kiện thuận lợi nhất. Đó là các vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ ở Đông Nam á, nơi mà đất đai màu mỡ tiếp giáp với biển, từ đó tạo điều kiện phát triển cả nông nghiệp lẫn thương mại.

Vị trí chiến lược của Đông Nam á quy định vai trò quan trọng của thương nghiệp.[i] Hoạt động hàng hải trong khu vực này phụ thuộc vào gió mùa. Gió mùa tây nam thổi từ tháng 5 cho tới đầu tháng 10, gió mùa đông bắc thổi từ tháng 11 cho tới tháng 3. Các thuyền buôn từ ấn Độ và phương Tây thường cập bến Đông Nam á vào lúc có gió mùa tây nam và thả neo chờ tới khi gió mùa đông bắc về giúp cho họ có thể tiếp tục cuộc hành trình dễ dàng hơn. Cũng theo cách đó, các tàu từ phía đông bán đảo Malay và ở các vùng phía trên nữa thường lợi dụng gió mùa đông bắc để tiến về hướng tây. Từ thế kỷ XVII, eo biển Malaca cũng như eo biển Sunda trở thành các đường hàng hải thông dụng nhất. Trước đó, nạn cướp biển rồi khoảng cách khá xa khi đi theo eo biển Sunda khiến cho con đường này không có tính kinh tế. Thay vào đó các chủ tàu và thương gia lại coi hình dạng hẹp của bán đảo Malay là một lợi thế bởi có thể tạo ra được rất nhiều tuyến đường chuyên chở hàng hóa qua eo đất Kra. Hàng hóa được tháo dỡ ở phía bờ tây, vận chuyển qua đất liền sang các con thuyền đang chờ sẵn ở phía bờ đông.

Những vương quốc hình thành sớm nhất ở vùng Đông Nam á được biết đến là của người Malay, những người thu lợi từ vai trò trung gian trong các quan hệ buôn bán giữa Đông và Tây, giữa Trung Hoa và ấn Độ. Rất nhiều nhà nước nhỏ hơn hình thành dọc theo bán đảo Malay, một số trong đó do những người ấn Độ di cư sang, số khác lại do những người ấn Độ giúp người Malay bản xứ lập nên. Hai trong số những quốc gia đáng chú ý nhất nổi lên ở phía bắc vịnh Thái Lan là vương quốc Langasuka có kinh đô nằm ở Patani cùng với một phần phía đông bắc của nó và vương quốc của Tambralinga ở vùng Ligor-Sri Thammarat. Tuy nhiên hai vương quốc này không thịnh vượng được dài lâu. Mặc dù có được lợi thế về đường biển và thương mại biển nhưng đất đai bạc màu của vùng lại không thể nuôi sống được lượng dân số lớn. Bởi vậy, những quốc gia lớn mạnh hơn, giàu có hơn như Phù Nam và Champa nổi lên ở vùng duyên hải phía đông của bán đảo Trung ấn.

Phù Nam

Phù Nam và Champa là các quốc gia theo đạo Hindu. Người dân Phù Nam chủ yếu là người Môn-Khơme di cư tới đây từ rất sớm, họ nói ngôn ngữ Austro-Asiatic trong khi người dân Champa thuộc về tộc Malay nói tiếng Indonesia cổ. "Phù Nam" là phiên âm tiếng Trung của một từ Khơme cổ - bnam (tiếng Khơme hiện đại gọi là phnom) có nghĩa là núi. Những hiểu biết hiện nay về đất nước Phù Nam cổ chủ yếu xuất phát từ hai nguồn có niên đại từ thế kỉ thứ 3: một là các văn tự tiếng Phạn cổ được tìm thấy ở Nha Trang miền Nam Việt Nam; nguồn kia là các phần còn sót lại từ những ghi chép của hai sứ thần Trung Quốc tới Phù Nam là K' ang T' ai (Trung Lang Khang Thái) và Chu Ying (Tuyên hoá tòng sự Chu ứng).

Tương truyền, nước Phù Nam do một người ấn Độ theo đạo Bàlamôn tên là Kaundinya dựng lên vào thế kỷ I khi ông này làm theo điềm báo trong giấc mơ, lấy đi một chiếc bát thần trong đền thờ rồi bỏ theo một đoàn thuyền buôn lớn sang tới Phù Nam. Tại đây, ông đánh bại nữ vương Soma, con gái của rắn hổ mang chúa rồi cưới nàng làm vợ, tạo nên dòng dõi đế vương. Truyền thuyết về cuộc hôn nhân thần kì giữa người Bàlamôn với rắn đã dựng lên nguồn gốc ấn Độ hợp pháp cho các triều đại về sau và cũng là nguồn gốc của các câu chuyện thần thoại trên xứ sở này, nơi mà người ta tin rằng nước và rắn là hai yếu tố quan trọng nhất trên trái đất. Quan niệm này cũng truyền đến các nước khác trong khu vực như Champa, Angkor, Kedah và một số khác nữa. Người ta coi rắn hổ mang là chúa tể trái đất, bởi vậy cư dân nông nghiệp hết sức sùng kính chúng. Người Bàlamôn ấn Độ tiếp tục chiếm địa vị cao và được nể trọng trong xã hội. Theo các nguồn sử liệu của Trung Quốc, người Phù Nam đã tiếp đón một vị Kaundinya thứ hai, lần này là từ eo đất Kra, và đưa ông lên làm vua. Sau khi lên ngôi, ông đã sửa lại rất nhiều điều luật để vừa khớp với phong tục tập quán của ấn Độ.[ii]

Về sau Phù Nam phát triển vượt lên trên các nhà nước khác trong khu vực. Dưới sự trị vì của vua Fan Shih-man vĩ đại (đầu thế kỷ III), lãnh thổ mở rộng ra tới miền nam Việt Nam, Campuchia, trung Thái Lan, bắc Malay và nam Myanmar với thủ đô là Vyandhapura (nằm gần thủ đô Phnom Penh của Campuchia hiện nay). Vyandhapura và Angkor gần đó đóng vai trò là những trung tâm chính trị quan trọng trong lịch sử Đông Nam á trong vòng 12 đến 13 thế kỷ đầu công nguyên. Với lực lượng hải quân hùng mạnh cùng chủ quyền lãnh thổ cả trên biển và đất liền, Phù Nam trở thành mối trung gian quan trọng trên con đường thương mại giữa Trung Quốc và ấn Độ. Fan Shih-man tăng cường đẩy mạnh ngành đóng tàu, hàng hải, và ngoại thương. Trong triều đại cực thịnh của mình, ông cử các sứ thần đầu tiên sang ấn Độ và Trung Quốc. Nhiệm vụ của họ là truyền đạt lại ý chỉ của các vị vua; K'ang T'ai, người đã để lại rất nhiều ghi chép có giá trị về Phù Nam là một sứ thần Trung Quốc (nhà Ngô) được cử sang Phù Nam vào khoảng giữa thế kỉ III. Không nghi ngờ gì rằng các vị vua Phù Nam khai thác triệt để vị trí chiến lược của đế chế mình nhằm thiết lập thế độc quyền thương mại, tạo nên một kiểu mẫu cho các vị vua Srivijaya, Sailendra và Malaca sau này noi theo. Tuy nhiên các vương triều đó lại không thể quản lí được các thần dân ở nơi xa xôi, bởi vậy mà chúng chẳng thể cản trở thế độc tôn trong thương mại của Phù Nam được. Có vẻ như các quốc vương Phù Nam áp dụng mô hình gần phong kiến như chế độ maharajadhiraja (vua của vua) ở ấn Độ đối với các nước chư hầu thần phục.

Xu hướng các nước chư hầu dập khuôn theo kiểu mẫu triều đình của hoàng đế đã đưa lại một kết quả tất yếu là sự ra đời của một mô hình văn hóa chung giữa các quốc gia này. Việc Phù Nam lấy tiếng Phạn làm ngôn ngữ hành chính và khuyến khích đạo Hindu sau đó là đạo Phật vào thế kỷ V phát triển đã tạo ra làn sóng ấn Độ hóa trong toàn khu vực. Theo như K'ang T'ai, các thành phố lớn được xây bằng gạch, không giống như các thành phố kém phát triển hơn ở vùng eo đất Malay nơi chỉ có các bức tường thành dựng bằng gỗ. Con người ở đây mông muội dã man, "tóc quăn, đen đúa và xấu xí", đi chân trần và không mặc gì. Họ biết làm nông nghiệp và luyện kim. Thuế ở đây thu bằng vàng, bạc, ngọc trai, và các loại gỗ thơm. Chế độ nô lệ tồn tại. Khoảng cách giữa tầng lớp vua chúa với nô lệ cũng như với dân thường rất lớn. Vua sống trong cung điện nguy nga trong khi người dân sống trong những túp lều tranh chống bằng vài cái cọc. Các chức quan được bổ nhiệm thông qua những cuộc thử thách kiểu như thi mang thanh kim loại được nung đỏ trên tay hay lấy nhẫn vàng và trứng từ trong nước sôi.

Những ghi chép của K'ang T'ai có cái nhìn cực đoan đầy thành kiến đối với Phù Nam, quốc gia đạt đến trình độ văn hóa cao. Sử ký Trung Quốc xưa kia có đề cập tới một nhóm những nhạc công của Phù Nam trong thành phần của đoàn sứ thần tới Trung Hoa vào năm 263. Các tiết mục biểu diễn của họ tuyệt vời đến nỗi hoàng đế Trung Quốc đã lập nên hẳn một trường nhạc Phù Nam ở gần Nam Kinh. Cũng theo ghi chép của K'ang T'ai, người Phù Nam có rất nhiều bộ sách và các kiến trúc hình vòm. Làm sao mà một quốc gia như vậy lại có thể "mông muội, dã man" được?

Quan hệ giữa Phù Nam và Trung Quốc không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Vào năm 270 khi Phù Nam bắt tay với Champa tấn công Giao Chỉ lúc bấy giờ được coi là một tỉnh của đế chế Trung Hoa, quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Thông thương chỉ được nối lại vào năm 280. Sau đó, vào năm 375, Phù Nam trở thành chư hầu của Trung Hoa cho tới khi tan rã vào khoảng giữa thế kỷ VI.
Champa

Champa (hay Lin-yi (Lâm ấp) theo tiếng Trung) là tên tiếng Phạn của một vương quốc nằm ở Đông Nam á cùng thời với Phù Nam. Những tài liệu tiếng Trung có đề cập đến cuộc nổi dậy vào năm 192 của một tù trưởng địa phương tên là Kiu-lien (Khu Liên). Ông này đã đứng dậy chống lại ách đô hộ của Trung Quốc, lập nên nước Lin-yi (nằm gần thành phố Huế ngày nay). Champa trải dài từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Định, Nha Trang, Phan Rang, cho đến Bình Thuận ngày nay. Lịch sử quan hệ giữa Champa và Trung Quốc là chuỗi liên tiếp các quan hệ thù địch và phụ thuộc. Vào thời kỳ nhà Lương củng cố đất nước, Champa đã cử sứ giả đầu tiên của mình sang Trung Quốc vào năm 284. Tuy nhiên khi Trung Quốc bỏ bê đất Giao Chỉ, Champa đã chộp lấy cơ hội, tấn công lên các tỉnh phía bắc.

Champa chịu ảnh hưởng của ấn Độ muộn hơn Phù Nam vào khoảng giữa thế kỷ IV, khi tiếp quản tỉnh Panduranga của Phù Nam (hiện nay là tỉnh Phan Rang). Những tháp Chăm bằng gạch ở Phan Rang, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Trị và Đà Nẵng còn lại ngày nay gợi nhớ về quốc gia Champa hùng mạnh một thời. Champa mở rộng bờ cõi về phía nam đến tận các vùng đất thuộc Phù Nam, điều này giúp cho Champa tiếp xúc nhiều hơn để rồi sau đó nhiệt thành đi theo hình mẫu văn hóa ấn Độ. Đức vua Champa dập khuôn theo phong cách Palava, kết thúc tên của mình bao giờ cũng có đuôi varman giống với Bhadravarman, người đầu tiên xây dựng nên đền thờ thần Shiva của đạo Hindu. Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Trà Kiều, Mỹ Sơn và Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ cho ta thấy ảnh hưởng sâu rộng của Palava vào trường phái nghệ thuật Amravati. Người Chăm đã tồn tại hơn 1000 năm dưới sức ép chính trị và văn hóa của cả Việt Nam và Trung Quốc.

Mặc dù lãnh thổ bị chia cắt bởi địa hình núi non hiểm trở, người Chăm vẫn đoàn kết chống lại họa xâm lăng từ bên ngoài của người Hoa, người Việt, người Khmer và sau đó là quân Mông cổ. Trong những trận đánh đó, địa hình rừng núi dễ dàng thoát ra biển là một lợi thế giúp cho Champa có thể cơ động được quân đội. Cuối cùng vào năm 1471, Champa cũng bị người Việt đánh bại và bị dồn về một vùng nhỏ phương Nam tên Đỉnh Varella (mũ Kê Gà) gần Nha Trang. Hơn 60,000 người Chăm bị giết và một nửa trong đó bị giam cầm. Tàn dư của vương quốc còn tồn tại đến 1720 rồi cũng bị nhập vào Việt Nam, vị vua Champa cuối cùng và thần dân của ông phải trốn sang Campuchia.

Xã hội Champa theo chế độ mẫu hệ, con gái có quyền thừa kế. Tuân theo truyền thống Hindu, người Chăm hỏa thiêu người chết, đem tro cốt của họ vào bình và rắc xuống nước. Cách sống của người Chăm cũng tương tự như người Phù Nam. Cả đàn ông và phụ nữ mặc quần áo dài vắt qua eo và hầu hết đều đi chân trần. Vũ khí của họ thường là cung tên, và nỏ bằng tre. Nhạc cụ gồm có sáo, trống, ốc, và bộ dây. Ngày nay khoảng 40,000 người Việt Nam và khoảng 85,000 người Campuchia có tổ tiên là người Chăm.
Early Kingdoms in Mainland Southeast Asia

Factors Helping State Formation
Among the several factors responsible for the rise of principalities and kingdoms in early Southeast Asia, agriculture and maritime trade must be deemed the most important. Clusters of population and political power rose where agricultural surpluses, contributing to trade, could be built up. The vagaries of the monsoons and the physical characteristics of the land provided a challenge to people's ingenuity and skill in organizing water control and soil conservation. Where this was achieved, agriculture prospered, as in the silt-rich deltas in mainland Southeast Asia, the plains of central Myanmar, the region around Tonle Sap Lake in Cambodia, and the central and eastern parts of Java. The relationship between agricultural prosperity and the rise of states in these areas is obvious. On the other hand, certain principalities, whose main source of revenue was trade, sprang up in relatively infertile areas of southeast Sumatra and coastal Malaya. Their asset was their location on the India-China trade route. Among the many locations where early states emerged, the greatest advantage accrued to the delta regions of Southeast Asia, where a combination of fertile soil and proximity to the sea helped both agriculture and commerce.
The importance of trade as a factor was derived from the strategic location of the Southeast Asian realm. 1 Navigation in the region was governed by the monsoons. The southwest monsoon prevailed from May to early October; the northeast monsoon between November and March. Ships from India and the Western countries sailed to Southeast Asia by the southwest monsoon and halted there until the northeast monsoon would make their return journey easy. In the same fashion, ships from the east of the Malay Peninsula and beyond would take advantage of the northeast monsoon for their west-ward journey. From about the seventh century A.D., the Strait of Malacca as well as the Sunda Strait became the most popular routes. Earlier, both straits were considered unsafe because of piracy; the longer distance involved in the use of the Sunda Strait made that route uneconomic as well. Shippers and traders instead favored the narrow neck of the Malay Peninsula, which provided many portage routes across the Isthmus of Kra. Goods could be unloaded on its western side and carried overland to ships waiting on the eastern side.
The earliest kingdoms known to have existed in Southeast Asia were of the Malay people, who profited as intermediaries in the East-West and SinoIndian trade. Many small states came into being along the Malay Peninsula, some of them established by Indian adventurers, others by indigenous Malays with Indian encouragement and guidance. Two of the most notable kingdoms arose in the southern part of the Gulf of Thailand: the kingdom of Langasuka with its capital at Patani and a little northeast of it and the kingdom of Tambralinga in the Ligor-Sri Thammarat area. The prosperity of these kingdoms was short-lived. Although strategically important for navigation and commerce, the region's infertile soil could not sustain a large population. Larger and more powerful prosperous kingdoms -- Funan and Champa -- therefore grew up elsewhere on the eastern littoral of the Indochinese peninsula.

Funan
Funan and Champa were Hindu kingdoms. The Funanese were probably earlier arrivals of the Mon-Khmer people, speaking an Austro-Asiatic language, while the Chains belonged to the Malay race and used a language of Indonesian origin. Funan is a Chinese form of an old Khmer word, bnam (modern Khmer phnom), meaning mountain. Our information about early Funan is derived from two sources, both belonging to the third century A.D.: a Sanskrit inscription discovered near Nha Trang in South Vietnam and fragments of an account left by two Chinese envoys to Funan, K'ang T'ai and Chu Ying.
The foundation of Funan is ascribed to an Indian Brahman, Kaundinya, who in the first century A.D., following instructions in a dream, picked a magic bow from a temple, embarked on a merchant vessel, and reached Funan. There he defeated the local queen, Soma, daughter of the king of the Nagas (cobras), married her, and began a royal line. This legend of the mystical union between the Brahman and the serpent, giving the dynasty a dual legitimacy of an Indian origin as well as roots in the popular indigenous mythology in which belief in earth, water, and snakes was important, was adopted by several Southeast Asian kingdoms, including Champa, Angkor, and Kedah, to name only a few. The cobra was regarded the lord of the earth and therefore commanded reverence from agricultural people. The Indian Brahmans continued to be held in high esteem. According to Chinese sources, a second Kaundinya, this time from the nearby Isthmus of Kra, was welcomed in the fourth century A.D. by the Funanese, who chose him their king, whereupon he proceeded to modify their laws to conform with the usage in India. 2
Funan soon surpassed every other state in the area. With its capital at Vyadhapura (near the present Cambodian capital of Phnom Penh), it extended under its greatest ruler, Fan Shih-man (early third century A.D.), to South Vietnam, Cambodia, central Thailand, northern Malaya, and southern Myanmar. Vyadhapura and nearby Angkor remained the most important political focal points in the history of Southeast Asia for the first twelve to thirteen centuries of the Christian era. With a great fleet at its command and a fairly firm control over the sea-lanes, Funan emerged as the most important maritime intermediary in the Sino-Indian trade. Fan Shih-man promoted shipbuilding, navigation, and foreign trade. During his successor's reign, the first embassies were sent to India and China. These missions were reciprocated; K'ang T'ai, who left a valuable account of Funan, was a Chinese envoy to that country in the middle of the third century A.D. There is no doubt that the Funanese kings exploited the strategic position of their empire to build a commercial monopoly, setting a model for the later Srivijaya, Sailendra, and Malacca rulers to follow. Their reign, however, weighed lightly on the subject peoples in distant parts of the realm so long as they did not challenge or obstruct Funan's predominant role in commerce. It is very likely that the Funanese monarchs adopted the quasi-feudal pattern of an Indian maharajadhiraja (king of kings) to whom the vassals paid homage.
The tendency of the vassal states to emulate the court and customs of their overlord must have resulted, to a certain extent, in the development of a common culture. Funan's adoption of Sanskrit as the court language and its encouragement to Hinduism and, after the fifth century, to Buddhism as well must have helped the process of Indianization of the whole area. According to K'ang T'ai, the principal cities in Funan were walled with brick, unlike the less prosperous ones in the Malay isthmus area, which had wooden barriers. The people were barbarian, "ugly, black, frizzy-haired," and moved about naked and bare-footed. They knew agriculture and metalcrafts. Taxes were paid in silver, gold, pearls, and perfumed wood. Slavery existed. The gap between the court and the elite on the one hand and the common people on the other was wide. The king lived in a multistoried palace, while his subjects lived in thatched houses built on piles. Justice was rendered through trial by ordeal, which involved such practices as carrying a red-hot iron chain in hand and retrieving gold rings and eggs from boiling water.
K'ang T'ai's account was grossly prejudiced and unfair to the Funanese, who were a highly cultured people. Chinese court annals mention a group of musicians from Funan visiting China as part of an official delegation in A.D. 263. Their performance was of such a high quality that the Chinese emperor ordered the establishment of an institute for Funanese music near Nanking. As K'ang T'ai himself reported, the Funanese had books and archives. How could such people be described as "barbarians"?
Funan's relations with China did not always remain friendly. In A.D. 270 they were strained because Funan joined neighboring Champa in attacking Tongking, at the time a province of the Chinese empire. Commercial relations were resumed in A.D. 280. Later, in A.D. 357 Funan established a tributary relationship with China that continued until the fall of Funan in the middle of the sixth century.

Champa
Champa, or Lin-yi in Chinese records, was the Sanskrit name of a kingdom in Southeast Asia, contemporaneous with Funan. Early Chinese records refer to the rebellion in A.D. 192 of a local official, Kiu-lien, who overthrew the Chinese authority and established the independent kingdom of Lin-yi near the present city of Hue. Champa included the present provinces of Quang Nam, Quang Tin, Binh Dinh, Nha Trang, Phan Rang, and Binh Tuan. The history of the relationship between China and Champa was one of alternating hostility and subservience on Champa's part. With the reconsolidation of China under the Tsin dynasty, Champa sent the first embassy to the Chinese emperor's court in A.D. 284. But whenever the Chinese authority in Tongking Slackened, the Chams seized the opportunity and raided the northern province.
Champa came under Indian influence later than Funan, around the middle of the fourth century A.D., when Champa absorbed the Funanese province of Panduranga (modern Phan Rang). Tall towers of kilned brick in Phan Rang, Nha Trang, Qui Nhon, Quang Tri, and Da Nang are surviving vestiges of the once-powerful Cham kingdom. Champa's expansion southward in the areas previously controlled by Funan may have introduced the Chams to Indian culture, which they embraced enthusiastically. The kings of Champa assumed the Pallava style, their names ending with -varman, as in Bhadravarman, who built the first temple of the Hindu god Shiva. The famous Cham archaeological sites of Tra Kieu, Mison, and Dong Duong in the Quang Nam province indicate profound Pallava impact of the Amravati school of art. The Chams withstood for more than a thousand years the political and cultural pressures of China and Vietnam.
Despite the fact that the kingdom was divided into several units separated from each other by mountains, the Chams rallied dozens of times in defense of freedom against attacks by the Chinese, the Vietnamese, the Khmers, and later the Mongols. In such conflicts Champa's mountainous terrain and easy access to the sea provided considerable scope for military maneuvers. The Chams at last suffered a severe defeat at the hands of the Vietnamese in 1471, which restricted them to the small area south of Cap Varella around Nha Trang. More than 60,000 Chams were killed and about half that number carried into captivity. The remnant state lingered until 1720, when it was finally absorbed by the Vietnamese, the last Cham king and a large number of his subjects fleeing into Cambodia.
The Cham society was and is matriarchal, with daughters having the right of inheritance. Following the Hindu tradition, Chams cremated their dead, collected the ashes in an urn, and cast them into the waters. Their way of life resembled that of the Funanese. Men and women wrapped a length of cloth around their waists and mostly went barefoot. Their weapons included bows, arrows, sabers, lances, and crossbows of bamboo. Their musical instruments included the flute, drums, conches, and stringed instruments. Today about 40,000 South Vietnamese and about 85,000 Cambodians claim Chain ancestry.
Source: D.R. SarDesai (2003), Southeast Asia: Past and Present, 5th ed., Westview Press.

No comments:

Post a Comment