Văn hóa thời tiền sử
Rõ ràng, trước khi văn hóa ấn Độ lan tỏa tới Đông Nam á thì nơi đây đã sẵn có một nền văn hóa bản địa। Hiển nhiên, đó không phải là nền văn hóa thuần nhất hay có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tuy vậy, vẫn có một số đặc điểm chung nhất định kết nối giữa các dân tộc này, cho dù họ đang là người mở mang nền văn hóa châu thổ đại lục hay văn hóa đồng bằng phì nhiêu ven biển Java. Từ thời tiền sử, họ đã xây dựng được tổ chức xã hội của chính mình, dựa trên cơ sở trồng trọt tưới tiêu, cùng nhau hưởng quyền lợi và sẻ chia khó khăn chung với các cư dân châu á gió mùa.
Ví dụ đặc sắc về trình độ mà các xã hội này đạt đến trước khi chịu ảnh hưởng văn hóa ấn Độ và Trung Quốc, đó là văn minh Đông Sơn, phát hiện tại ngôi làng cùng tên thuộc vùng Châu thổ Bắc kỳ. Nền văn minh đồ đồng, với các minh chứng như trống đồng, rìu, dao và mảnh áo giáp đồng, trải suốt dọc bờ biển Việt Nam cho tới Malaya và Flores, Molucca. Vào khoảng năm 300 TCN[i], cư dân Đông Sơn đã là những người làm nông nghiệp thành thạo. Họ xây dựng hệ thống thủy lợi và biết chăn nuôi trâu, bò, chó, lợn. Đặc biệt, đây còn là cư dân đi biển, biết đóng thuyền và chỉ huy việc đi lại trên biển với một số hiểu biết về thiên văn học. Và hẳn nhờ có mối liên hệ buôn bán với thế giới bên ngoài mà họ nắm được kiến thức về nghề luyện kim. Từ đó chứng tỏ giả thuyết trước đây cho rằng đồng thau là của người Hoa (trong khi đến thế kỷ III TCN thì nơi đây mới biết tới sắt), còn sắt thì do thương gia và người ấn nói chung đưa vào là không hợp lý.[ii] Về tôn giáo, nghệ thuật Đông Sơn là bức tranh phản ánh tục thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng vật linh của cư dân nơi đây। Thần thánh đều liên quan đến nông nghiệp; đền đài được xây dựng trên đồi cao hoặc trên bệ đất. Tro người chết được đựng trong lọ hay trong mộ đá cự thạch, mặc dầu các cư dân dường như tin rằng người chết “giương buồm” về nơi nào đó theo hướng mặt trời lặn. Cũng có câu chuyện thần thoại mang thiên hướng vũ trụ học, trong đó chủ đề cốt lõi chứa đựng yếu tố đối ngẫu là núi và biển, loài có cánh và loài dưới nước, người trên núi và người đồng bằng. Theo học giả người Hà Lan, N.J. Krom, trước khi giao thoa với ấn Độ, người Java đã phát triển ba góc độ nổi tiếng trong đời sống văn hóa Indonesia, đó là: wayang hay nghệ thuật rối bóng, âm nhạc gamelan và lối in hoa batik trên hàng dệt.
ảnh hưởng Trung – ấn
Phủ lên trên cơ tầng bản địa Đông Nam á là biểu tầng văn hóa sau này chịu ảnh hưởng từ ấn Độ và Trung Quốc। Nhờ nền tảng sẵn có, văn hóa bản địa chưa bao giờ đánh mất bản sắc của mình, ngay cả khi giữa chúng có “sự tương đồng chủng tộc” xuất phát từ cơ sở vay mượn ấn Độ là chủ yếu. Văn hóa ấn Độ và Trung Quốc thâm nhập sâu rộng từ khoảng đầu công nguyên, hai đến ba thế kỷ sau cuộc đại thống nhất về chính trị đầu tiên ở các quốc gia này – vào thế kỷ thứ III TCN dưới thời Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc và thời Ashoka Maurya ở ấn Độ.
Những thế kỷ tiếp theo chứng kiến sự lan tỏa từng bước của văn hóa và thương mại ấn Độ vào Đông Nam á, ngoại trừ vùng Châu thổ Bắc kỳ. Bởi nơi đây chịu ảnh hưởng rõ rệt về văn hóa và chính trị Trung Quốc. Và sự phân định ranh giới văn hóa Trung – ấn này đã được nhà ngoại giao kiêm học giả người Pháp - Reginald Le May nhận định như sau:
Trên bản đồ châu á, có dãy núi chạy dọc theo xương sống Annam, đây chính là dãy núi đánh dấu biên giới hay nói cách khác là đường phân chia giữa văn hóa Trung Hoa và ấn Độ. Nếu mạn Đông và Bắc bên này dãy núi chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa thì mạn Tây và Nam phía bên kia lại chịu ảnh hưởng của ấn Độ, giữa hai láng giềng này không có sự chồng chéo hay tranh chấp lẫn nhau. [iii]
Về chính trị, Trung Quốc tạo được ảnh hưởng to lớn ở Đông Nam á từ đầu triều Hán (202 TCN – 220SCN). Đây là thời kỳ đế quốc Trung Hoa mở mang bờ cõi đến giáp Đông Nam á. Những người cai trị xứ sở này công nhận quyền bá chủ chính trị của Trung Quốc thông qua việc triều cống theo kiểu các chư hầu. Trải qua phần lớn chiều dài lịch sử Trung Hoa, các hoàng đế trị vì thường áp dụng chính sách làm suy yếu hoặc chia cắt các dân tộc thuộc vùng ngoại vi đế quốc. Nhìn chung, những giai đoạn thống nhất, ổn định và mạnh mẽ về chính trị ở Trung Hoa thường đi đôi với thời kỳ quốc gia này can thiệp hoặc chi phối được hầu hết các nước Đông Nam á. Trái lại, khi chính thần dân Trung Hoa lung lay niềm tin vào chính quyền trung ương của họ thì các nước Đông Nam á lại được mở rộng quyền tự chủ và nền độc lập. Trung Quốc yêu cầu chư hầu dâng nộp cống phẩm lên hoàng đế theo định kỳ, thường là 3 năm/1 lần và đáp lại hoàng đế sẽ ban cho tặng phẩm giá trị hơn. Trung Quốc coi cống phẩm là biểu tượng của sự phụ thuộc chính trị và là con đường Hán hóa “người man di.” Trong phái bộ mang cống phẩm thường có một đoàn thương gia. Những người này nhận được lòng hiếu khách và sự hỗ trợ của Trung Quốc trong quá trình buôn bán dọc theo tuyến đường đi triều cống dài và gian khổ. Hệ thống chư hầu mà Trung Quốc duy trì suốt thời gian dài cho tới tận cuối thế kỷ XIX đã đảm bảo cho thiên triều vị thế tối cao, trong khi chỉ phải hỗ trợ ít nhiều về kinh tế cũng như quân sự cho các chư hầu.
Tuy nhiên, Đông Nam á không trở thành chiến trường văn hóa giữa Trung Quốc và ấn Độ। Chẳng hạn như trong khía cạnh tôn giáo, không hề có sự kình địch giữa hai đại tộc châu á để lưu giữ nét văn hóa của mình ở Đông Nam á. Ngược lại, Trung Quốc đi theo Đạo Phật, tôn giáo được truyền từ ấn Độ qua Trung á vào thời Đông Hán, thế kỷ I SCN. Trong suốt thiên niên kỷ đầu tiên, các học giả và tín đồ từ Trung Hoa cũng như Đông Nam á đều ghé thăm đền đài và trường học tại ấn Độ. Nhiều học giả và tín đồ Trung Quốc còn dừng chân giữa chặng ở Borneo hay Sumatra để học tiếng Sankrit và Pali trước khi đến ấn Độ học lên bậc cao hơn. Trong giai đoạn này, cả Trung Hoa và Đông Nam á đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo ấn Độ.
Song, ngoài tôn giáo ra, Đông Nam á còn có thể thích ứng với nhiều khía cạnh văn hóa Trung Hoa vô cùng phong phú khác. Hầu hết Đông Nam á (với ngoại lệ là Việt Nam) đều đi theo mô hình văn hóa ấn Độ. Bản thân chứa đựng vô vàn nhân tố tích tụ từ bao làn sóng xâm lược ngoại bang trên tiểu lục địa, văn hóa ấn Độ với đặc trưng hút thu và dung hợp đã bám rễ sâu chắc vào miền đất Đông Nam á, trong khi nơi đây vẫn tiếp tục duy trì bản sắc riêng có của mình. Và khả năng dung hòa của văn hóa ấn Độ hẳn cũng góp phần làm nên tính chất chung về địa lý, tính tương đối ôn hòa về chính trị và tính thương mại giữa ấn Độ với Đông Nam á. Cùng lúc, vẫn cần chú ý rằng thời điểm khởi đầu chính xác cho sự xâm nhập văn hóa ấn Độ vào Đông Nam á, tác nhân trung chuyển cùng với cơ chế xâm nhập của nó còn là mang tính phỏng đoán học thuật. Như Ian W. Mabbett từng nhận định, quá trình ấn Độ “không được khắc họa rõ nét ở đâu cả; cái được khắc họa thông qua minh chứng sớm nhất là sự mở đầu của các vương quốc thì đã bị ấn hóa mất rồi.”[iv]
Về mặt địa lý, ấn Độ và Đông Nam á có cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lối sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp thủy lợi। Vào thiên niên kỷ II TCN tại ấn Độ, người Aryan nhập cư đã biết thích ứng với một vài nét văn hóa của xã hội tiền Aryan. Khi người ấn - Aryan hóa di trú đến Đông Nam á vào thiên niên kỷ đầu công nguyên, các cư dân bản địa lại sớm phát hiện ra sự tương đồng về nền tảng văn hóa, với một số nét văn hóa tiền Aryan chung cho mọi dân tộc châu á gió mùa.
[v] Hơn nữa, ấn Độ không hề thể hiện tham vọng chính trị hay bành trướng tại Đông Nam á, ngoại trừ duy nhất một lần quốc vương Rajendra Chola, Srivijaya kéo quân xâm lược Sumatra vào thế kỷ XI. Nhờ vắng bóng sự ràng buộc chính trị, văn hóa ấn Độ trở thành thượng khách ở Đông Nam á. Bên cạnh đó, cần ghi nhớ rằng thương mại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trung chuyển văn hóa theo suốt tiến trình lịch sử. Tại Đông Nam á, các dân tộc theo nghề sông nước như – người Môn, Phù Nam, Chăm, Java, Sumatra, Bugi... - đều tham gia vào việc buôn bán sinh lợi giữa Trung Quốc, ấn Độ và thế giới phương Tây. Tâm lý e ngại biển của người Hoa cổ truyền khiến cho hoạt động này truyền vào tay người ấn, rồi sau đến người Arab, Ba Tư, và Đông Nam á. Việc người ấn tham gia rộng rãi vào quá trình giao thương Đông – Tây giúp cho hàng loạt thủy thủ và thương gia nước này đến được Đông Nam á, và ở đây kẻ trị vì cũng chính là nhà buôn lớn. Hẳn là mối liên hệ buôn bán với người ấn đã góp phần thúc đẩy tầng lớp trên ở Đông Nam á thêm quan tâm đến văn hóa ấn Độ.
Tuy nhiên, việc tầng lớp trên ở Đông Nam á tiếp biến mô hình văn hóa ấn trên diện rộng không thể là công việc của giới thương gia xuất thân từ đẳng cấp Vaishya hay của thủy thủ xuất thân từ đẳng cấp Shudra। Trên thực tế, đại diện chủ yếu cho quá trình ấn hóa chính là những người Brahman, thuộc tầng lớp tăng lữ. Họ độc chiếm kho tàng kiến thức về kinh sách, nghi lễ, nghi thức, phong tục và luật pháp. Sự khởi đầu của tiến trình ấn hóa ở Đông Nam á xuất phát từ tầng lớp cai trị tại xứ sở này. Các Brahman được mời tới tham dự triều chính với vai trò tư tế, chiêm tinh và cố vấn. Người ta sử dụng giới tăng lữ vào việc “biện minh bằng phép thuật hay thần thánh hóa những lợi ích của triều đình và khai hóa thần dân, thậm chí có thể là tổ chức bộ máy nhà nước cho vùng lãnh thổ của người cai trị.”
[vi] Các Brahman đưa vào xứ này những nghi lễ của triều đình ấn Độ, đồng thời đảm bảo cả sự tuân thủ đầy đủ theo chúng. Họ cũng tô đậm màu sắc linh thiêng của quốc vương thông qua các lễ hiến tế và nghi lễ, nhờ vậy, đẩy mạnh vị thế và quyền lực của giới cầm quyền ở Đông Nam á trong con mắt các thần dân. Các Brahman còn thúc đẩy cơ cấu hành chính đi theo mô hình ấn Độ, đồng thời xây dựng luật dựa trên Luật Manu - là người đề ra quy tắc luật lệ của ấn Độ. Tiến trình ấn hóa bao gồm cả cơ sở mẫu tự cho chữ viết Đông Nam á (trừ Việt Nam); với vai trò của tiếng Sankrit trong từ vựng; với việc giới thiệu sử thi Ramayana, Mahabharata cùng bao công trình về triết học, thiên văn học, y dược, toán học, nghệ thuật; và cuối cùng là kinh sách – đạo Brahman, đạo Phật, hay kết hợp cả hai.
-------------------
Prehistoric Culture
There is no doubt that before the Indian cultural influence became widespread, Southeast Asia had fostered an indigenous culture. To be sure, it was not homogeneous, nor was it evenly spread. Yet there were certain common characteristics linking the peoples who developed a culture in the mainland deltas and those in the fertile, low-lying plains of Java. Much before the historical era, they had built up a society and organization of their own, based on irrigated cultivation, sharing the benefits and problems common to the inhabitants of monsoon Asia.
A good example of the level these societies attained before the impact of Indian and Chinese cultures is provided by the Dong-son civilization, discovered in the village of that name in the Tongking Delta. This bronze-using civilization, evidenced by their bronze drums as well as axes, knives, and plates of armor, spread not only along the Vietnamese coastline but as far away as Malaya and the Flores in the Moluccas. Dating around 300 B.C., 12 the Dongson people were excellent farmers who had developed irrigation and who knew the ox, buffalo, pig, and dog. Notably, they were seafarers who built canoes and guided their navigational movements with some knowledge of astronomy. Their trading contacts with the outside world must have brought them the knowledge of metallurgy. The earlier theory that bronze was introduced by China (where iron was not used until the third century B.C.) and that the use of iron came with later Indian traders and settlers must now be laid to rest. 13 As for religion, the Dongsonian art demonstrates their practice of ancestor worship and animism। Gods were related to agriculture; temples were built on hills or elevated platforms. The ashes of the dead were buried in jars or in megalithic dolmens, although the people seemed to believe that the dead "sailed away" to some place in the direction of the sinking sun. There was also an elaborate cosmologically oriented mythology in which the dualistic elements of mountain and sea, winged beings and water beings, mountain dwellers and plains people provided the core themes. According to the Dutch scholar N. J. Krom, the Javanese had developed, prior to their contact with India, three of the well-known aspects of Indonesian cultural life: the wayang or shadow puppet theater, the gamelan orchestra, and batik work in textiles.
Sino-Indian Influences
It is on such an indigenous substratum that the later cultural superstructure, based on Indian and Chinese influences, was erected in many parts of South- east Asia. Yet because of the earlier separate development, the indigenous cultures never lost their identity, even as they developed a "family resemblance" derived from their common borrowings, mostly Indian. Large-scale penetration by Indian and Chinese cultures began around the commencement of the Christian era, two or three centuries after the first major political consolidations in those countries in the third century B.C. -- China under Shi Huang Di and India under Ashoka Maurya.
Succeeding centuries saw the gradual spread of the Indian cultural and commercial domain in Southeast Asia, except in the Tongking Delta. Here, Chinese cultural and political dominance was evident. The Sino-Indian cultural demarcation was noted by a French scholar-diplomat, Reginald Le May:
On the map of Asia, there is a range of mountains running down the spine of Annam, and this range marks the boundary or dividing line between Chinese and Indian culture. Everything North and East of this range is culturally based on China, while everything West and South is based on India, and the two neither overlap nor clash. 14
China succeeded in making a great impact upon all of Southeast Asia in the political sphere. Beginning with the Han dynasty ( 202 B.C.-A.D. 220), the Chinese empire bordered Southeast Asia, whose rulers recognized China's political superiority by sending periodic tribute as a mark of vassalage. Throughout most of China's history, its rulers followed a policy of keeping the peoples on the periphery of the empire in a weak and fragmented state. Generally speaking, periods of political consolidation, stability, and strength in China coincided with periods of active intervention in and political subordination of most of the states of Southeast Asia. Conversely, there was a greater measure of autonomy and independence in Southeast Asian states when the central authority in China was questioned by the Chinese people. China required its vassals to send periodic, usually triennial, tribute to the emperor, who reciprocated with gifts of a larger value. China regarded the tribute as a symbol of political subordination and a possible channel for cultural Sinicization of the "barbarians." The delegation carrying the tribute often consisted of a caravan of merchants, whom China offered hospitality and facilities for trading along the long and arduous route to the emperor's court. The tributary system, which China enforced for long periods of time until the end of the last century, assured the imperial power of its paramount position, while offering some economic benefits and military protection to the vassals.
Southeast Asia did not become a cultural battlefield between China and India. In the field of religion, for instance, there was no rivalry between the two great Asian peoples to save souls in Southeast Asia. On the contrary, the Chinese adopted Buddhism, which was introduced from India by way of central Asia at the court of the eastern Han emperor in the first century A.D. Throughout the first millennium, scholars and pilgrims from China as well as Southeast Asia visited places of worship and scholarship in India. Many Chinese scholars and pilgrims stopped halfway in Borneo or Sumatra to learn Sanskrit and Pali before proceeding to India for advanced study. China and Southeast Asia both were areas of Indian religious influence in this period.
Apart from religion, however, there were many aspects of the rich Chinese culture that the Southeast Asians could have adopted. But with the exception of the Vietnamese, most of Southeast Asia followed the Indian cultural patterns. The absorptive, syncretic quality of Indian culture, itself enriched by numerous strands imported by series of invaders of the Indian subcontinent, succeeded in striking roots in the Southeast Asian region, which adopted the alien cultural traits without in the process losing its identity. The relative acceptability of Indian culture may be further attributed to geographical commonness, relative lack of Indian political ambition in the region, and the state of commerce between India and Southeast Asia. At the same time, it should be noted that the exact beginnings of the Indian culture in Southeast Asia, the agency of its transmission, and the administrative mechanism of its implantation or implementation are still matters of scholarly speculation. As Ian W. Mabbett has pointed out, the process of Indianization "is nowhere reliably portrayed; what is portrayed by the earliest evidence is the operation of kingdoms already Indianized." 15
Geographically, India and Southeast Asia share the tropical monsoon climate, with all its implications for a way of life based on irrigated agriculture. In India, in the second millennium before Christ, the immigrant Aryans had adopted some of the cultural traits of the pre-Aryan society. When Aryanized Indians migrated to Southeast Asia in the first millennium of the Christian era, the people there discovered among the Indian immigrants a similar cultural base, a shared substratum, some of whose traits were PreAryan and common to all peoples of monsoon Asia. 16 In addition, apart from the solitary instance of invasion of the Srivijaya kingdom in Sumatra by the Indian king, Rajendra Chola, in the eleventh century A.D., India did not show any political ambitions or expansionism in neighboring Southeast Asia. Indian culture was welcome in Southeast Asia because it came without political strings. Finally, it should be noted that commerce has been an important carrier of culture throughout history. In Southeast Asia, diverse maritime peoples of the region -- the Mons, the Funanese, the Chams, the Javanese, the Sumatrans, the Bugis, and others -- participated in the lucrative trade between China, India, and the Western world. Traditional Chinese shyness toward the sea left the field largely to Indians at first and, later, to the Arabs, Persians, and Southeast Asians themselves. The overwhelming Indian participation in East-West trade brought large numbers of Indian seafarers and merchants to Southeast Asia, where the rulers were also the prin-cipal traders. Commercial contacts with the Indians must have developed in the Southeast Asian ruling elite an interest in the Indian culture.
However, the large-scale acculturation of the Southeast Asian elite on the Indian pattern could not have been the work of Indian traders, who belonged to the Vaishya class, or sailors, who came from the Shudra group. Indeed, the prime agents of the process of Indianization were the Brahmans, the priestly class, who had monopolized knowledge of the sacred lore, the rites and rituals, and customs and laws. The initiative for the Indianizing process in Southeast Asia most certainly came from the region's ruling classes, who invited Brahmans to serve at their courts as priests, astrologers, and advisers. The Indian priesthood was used "for the magical, sacred legitimation of dynastic interests and the domestication of subjects, and probably for the organization of the ruler's territory into a state." 17 The Brahmans introduced Indian court customs and ensured their proper observance. They also underlined the divine nature of monarchy through a variety of ritual sacrifices and ceremonies, thereby enhancing the prestige and power of the Southeast Asian rulers in the eyes of their subjects. The Brahmans also promoted administrative organization on the Indian pattern and introduced laws based on the Code of Manu, the Indian lawgiver. The process of Indianization also included the alphabetical basis (except for Vietnam) of the Southeast Asian scripts; importance of Sanskrit in the vocabulary; introduction of the Indian epics Ramayana and Mahabharata and works on a variety of subjects like philosophy, astrology, medicine, mathematics, and the arts; and finally, the religious lore -- Brahmanic, Buddhistic, or a combination of both.
No comments:
Post a Comment