Thursday, November 27, 2008

Đế chế Khmer

Asia 400 AD



European and Asian Empires up to the 14th Century (Pre-mongol)




Người Khmer "trỗi dậy"

Người thay thế Phù Nam chiếm vị trí tối cao là dân tộc Khmer có quan hệ với người Môn ở Hạ Myanmar. Việc cả hai cùng thuộc về một tộc người hay chỉ là những kẻ thay thế nhau ở trên cùng một mảnh đất Phù Nam vẫn chưa được làm sáng tỏ. Họ tự xưng là người Khơ-me-con cháu của nhà thông thái Kambu và nữ thần Mera, vương quốc này mang tên Kambuja. Mảnh đất tổ tiên của họ nằm ở phía Tây nam Trung Quốc hoặc Đông bắc ấn Độ. Trong khi người Môn đi dọc theo con sông Salween-Sitang để tới Myanmar thì người Khmer lại đi theo hướng đông dọc sông Mekong tới nam Lào và vùng cao nguyên Korat của Thái Lan. Tại đây, người Khmer đã dựng lên nước Chân Lạp, sau đó Chân Lạp trở thành một nước chư hầu của đế chế Phù Nam. Môi trường sống mới của họ là vùng rừng núi không thích hợp cho thâm canh nông nghiệp, bởi vậy việc xuôi về phương Nam tới đồng bằng sông Mekong là tất yếu. Vào khoảng giữa thế kỉ VII, người Khmer đã nổi dậy lật đổ hoàng đế Phù Nam. Tuy nhiên công cuộc chinh phục không làm biến đổi văn hóa bởi người Khmer cũng chịu ảnh hưởng văn hóa ấn Độ từ người họ hàng Môn ở phía Tây và từ bề trên Phù Nam ở phía Nam.


Đánh chiếm Phù Nam thành công, dân tộc Khmer trở thành kẻ chinh phục, mở rộng bờ cõi ra tận phía hạ Myanmar, thượng bán đảo Malay, trung Thái Lan, Campuchia và miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, họ lại không thể duy trì được thế độc quyền của mình về thương mại và hàng hải như Phù Nam đã từng ở Đông Nam á. Hướng về phía đất liền, người Khmer Chân Lạp không thể đảm đương được vai trò quan trọng là người trung gian trong con đường thương mại trên biển giữa Trung Quốc, ấn Độ và phương Tây. Bên cạnh đó, trong nội bộ lại bị chia rẽ lẫn nhau. Vào năm 706, vương quốc bị chia làm đôi thành Thượng Chân Lạp nằm ở giữa thung lũng sông Mekong ở phía Bắc dãy Dangrek và Hạ Chân Lạp nằm ở Campuchia hiện tại và phần châu thổ sông Mekong nằm ở miền nam Việt Nam. Những phần lãnh thổ rời rạc của người Khmer sau đó nằm trong tầm đe dọa của quân đội và ách nô dịch của các thế lực bên ngoài. Mối đe dọa trở thành sự thực sau khi một đảo quốc tấn công Chân Lạp vào cuối thế kỷ VIII.
Hai quốc gia ở Đông Nam á hải đảo đã tận dụng tình thế trên để mưu cầu lợi ích chính trị và thương mại. Lợi nhuận từ quan hệ thương mại với Trung Quốc tăng lên gấp nhiều lần trong suốt triều đại nhà Đường. Tham vọng chinh phục những vùng đất thương nghiệp phồn thịnh trên Đông Nam á lục địa dưới quyền của người Phù Nam nhằm sáp nhập chúng vào đế chế của mình khiến cho các vị chúa đảo lóa mắt. Hai đối thủ cạnh tranh nhau là Srivijaya của Sumatra và Sailendra của Java. Cũng giống như các hoàng đế Phù Nam, các đức vua Sailendra tự phong cho mình là "vua núi". Họ tranh giành nhau quyết liệt danh hiệu và quyền lợi về thương mại biển như người Phù Nam đã từng. Sailenra cũng là nhóm người đầu tiên có tham vọng gộp chung cả Đông Nam á lục địa và hải đảo vào một ách cai trị chung. Theo như những ghi chép của một lữ hành người Arab mang tên Sulayman, vua Chân Lạp luôn ao ước được kẻ hầu dâng món ăn lên cho mình là đầu của quốc vương Java. Vin vào cái cớ này, đức vua Java đã mang toàn bộ hạm đội hải quân của mình tiến đánh Hạ Chân Lạp, chiếm ngai vàng, giết chết đức vua, chém đầu ngài rồi ướp cái đầu đó vào một chiếc bình và gửi cho vua Thượng Chân Lạp.

Việc Sailendra tấn công và chiếm quyền ở trên đất liền đã đẩy nhanh quá trình thống nhất đế chế Khmer. Những người Khmercòn lại đã tập hợp dưới trướng của một vị thủ lĩnh trẻ tuổi tài ba mang tên Jayavarman Đệ Nhị, người đã từng bị đưa sang Sailendras làm con tin. Ông đã đánh đuổi người Sailendras và thống nhất những nhóm Khmer xung đột nhau lại. Triều đại trị vì của ông kéo dài từ 802 đến 850 đã tạo nên bàn đạp vững chắc cho vương quốc Khmer sau này. Một số cải cách tiêu biểu của ông là: chuyển trọng tâm hoạt động của người Khmer từ châu thổ sông Mekong sang vùng Biển Hồ phía tây cùng với việc cai trị cả vùng cao nguyên Korat và thung lũng Menam, ông cũng mở rộng lãnh thổ về phía nam và phía tây. Cho đến tận 5 thế kỉ sau, quần thể Angkor tồn tại như là một biểu tượng về vẻ rực rỡ và sức mạnh của đế chế Khmer hùng mạnh một thời.

Tín ngưỡng Devaraja

Một trong những quyết định đặc biệt quan trọng của Jayavarman Đệ Nhị là việc khôi phục lại tín ngưỡng Devaraja (vua thần) bắt nguồn từ ấn Độ, và áp dụng cho tất cả các tộc người Khmer.[i] Tại kinh đô Đỉnh Mahenra (nằm ở Koulen tại phía tây Campuchia bây giờ), ông mời một nhà tu Bàlamôn tới giảng giải về các nghi lễ cần thiết để tạo ra khí chất của một vị đế vương cho một người trong hoàng gia. Trên đỉnh núi có vô số điện thần, ở chính giữa là đền thờ hình kim tự tháp có thờ biểu tượng linga của Shiva. Khi đức vua chết, đám tang của người sẽ được tổ chức tại điện thờ này. Nhờ vậy mà người chết có thể tới gần thần Shiva. Người ta coi đền thờ trên đỉnh núi này là trung tâm của vũ trụ cũng giống như ngọn Meru trong truyền thống thiêng liêng của đạo Hindu. Nhà vua được coi là chakravartin (đức vua của vũ trụ).

Tín ngưỡng Devaraja được xây dựng từ quan niệm về vũ trụ của người Hindu. Cũng theo đó mà cấu trúc của kinh thành Angkor được xây phỏng theo cấu trúc của vũ trụ. Người ta tin rằng kinh thành được bao quanh bởi tường và hào nước như thể vũ trụ được bao quanh bởi đá và đại dương. Chính giữa kinh đô là điện thờ hình kim tự tháp nằm trên đỉnh núi thiêng với linga được đặt ở trung tâm. Cung điện được coi là biểu tượng của sự hòa hợp giữa vua và Trời, tạo nên được sự giao hòa giữa cuộc sống trần tục và cõi thần linh. Điều đó tượng trưng cho sự phồn vinh thịnh vượng của vương quốc. Trên thực tế, nhằm đối phó với tính nết thất thường của thời tiết, nhà vua đặc biệt chú trọng vào việc xây dựng một hệ thống các công trình trị thủy trên Biển Hồ.

Tuy nhiên tất cả các điều trên đều không chứng tỏ rằng các vị quân vương của người Khmer đều đi theo đạo thờ thần Shiva. Tại Đông Nam á nói chung và vương quốc Khmer nói riêng, không hề tồn tại bất cứ một vụ xung đột nào giữa những người theo các tôn giáo khác nhau như đạo thờ thần Shiva, Vishnu hay đạo Phật trong cùng một vùng đất thiêng. Bởi vậy, trong ngôi đền Angkor, các nhà vua thường để lại bức tượng chân dung của mình được gọi là avatar (các hóa thân của thần Shiva hoặc Vishnu); hay như trong đền thờ Bayon nổi tiếng nhất của người Khmer chúng được gọi là bodhisattva (hóa thân của Phật). Hiện vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng nào về tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer. Có thể họ đang ở trong trạng thái chuyển hóa thành đạo Hindu của người ấn Độ nhưng lại không muốn, thay vì thế họ đi tìm lấy một hướng đi trung lập an toàn hơn là theo tất cả các đạo như đạo Hindu, đạo Phật và các tín ngưỡng địa phương khác.

Bộ máy nhà nước.
Sức mạnh của toàn Khmer tập trung trong tay nhà vua, người nắm giữ quyền lực vô hạn, duy trì những trật tự từ xa xưa, bảo vệ lòng trung thành và những nền tảng tôn giáo. Các đức vua Khmer chia xã hội ra làm rất nhiều giai cấp, tầng lớp, phường hội dựa theo nghề nghiệp. Họ có thể thu phục cả thiên hạ bằng chính cái uy của ngôi cửu ngũ chí tôn; đó là người điều khiển xã hội, có thể trao cho các cá nhân đặc quyền đặc lợi riêng.[ii] Các chức quan trọng yếu trong triều đình thường do người trong hoàng gia đảm nhiệm. Những văn tự về thời kì đó vẽ nên một hệ thống các thứ bậc cha truyền con nối trong đội ngũ quan lại, chỉ ra đâu là những bộ máy quan trọng được tổ chức tốt trong triều đình. Đó là ở kinh đô Angkor, còn ở các tỉnh xa, hệ thống chính quyền ở đây được tổ chức giống như mô hình chư hầu của Trung Hoa.

Ngoại trừ các gia đình hoàng thất và quý tộc phong kiến, chỉ có một nhóm người nữa được chia sẻ quyền lực là tầng lớp tu sĩ. Đây là con cháu của những người ấn Độ xưa qua thời gian kết hôn với lớp người mới đến tạo thành. Những người mới đến này thuộc tầng lớp Bàlamôn có quan hệ họ hàng với tầng lớp quý tộc cấp cao hay đẳng cấp Kshatriya tạo nên một tầng lớp trung gian theo văn hóa Sanskrit. Thứ bậc của họ được thể hiện ở chất liệu bằng vàng hoặc bằng bạc của cây gậy khênh kiệu hay trên lọng che. Chỉ vua mới che lọng màu trắng là màu tượng trưng cho vương quyền.

Nền tảng kinh tế của đế chế Khmer chính là vùng đất trù phú ở Biển Hồ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, những cống phẩm từ các nước chư hầu, và đặc biệt là từ nguồn lợi do tuyến thương mại Đông Tây mang lại. Có giả thuyết cho rằng người Khmer và các đảo quốc cùng nhau chia sẻ quyền lợi về thông thương quốc tế, thứ đã từng thuộc về người tiền nhiệm Phù Nam trước đây, tuy nhiên vẫn chưa có bằng cớ cụ thể dù cho có đôi chỗ trong các ghi chép của người Khmer đề cập đến những đợt hàng gốm, dệt may và các sản phẩm khác nhập khẩu sang ấn Độ và Trung Quốc.
Bởi vậy nông nghiệp đóng vai trò trụ cột quan trọng nhất tạo nên sự phồn vinh cho cả quốc gia. Hệ thống tưới tiêu khai thác từ Biển Hồ và vùng thâm canh nông nghiệp rộng lớn giúp tạo nên sức mạnh và sự hùng cường cho kinh tế vương quốc. Các nhà vua Khmer hẳn phải có một lực lượng hùng hậu thợ thủ công lành nghề, những kiến trúc sư tài ba nhất và đội ngũ quan quan giám sát giúp xây dựng và bảo trì được hệ thống trị thủy đồ sộ vào bậc nhất Đông Nam á này.[iii] Nhờ những hiểu biết về không gian mà Bernard Philippe Groslier đã thiết kế ra một hệ thống trị thủy tinh vi phức tạp. Ông đã dựa theo kinh nghiệm của người Phù Nam xưa khi họ "phải đối mặt với những trận bão lớn về theo gió mùa trong thời gian cực ngắn". Các bể chứa cỡ đại được xây nên gọi là barray, một trong số đó có thể tích gần 30 triệu mét khối được lắp một thiết bị có thể tháo nước ra khi cần thiết. Diện tích đất nông nghiệp rộng hơn 5 triệu ha được chia ra thành các khoảnh có thể cho thu hoạch 3 đến 4 vụ một năm.[iv]

Hệ thống đê đập, kênh rạch ngăn dòng chảy của Biển Hồ bên cạnh tác dụng giữ cho đất không bị xói mòn, còn tạo ra hệ thống giao thông đường thủy. Cùng với đường bộ, các tuyến giao thông đường thủy này phụ giúp đắc lực vào việc lưu thông hàng hóa từ miền núi xuống đồng bằng và ngược lại. Bởi vậy nó là một trong những huyết mạch của nền kinh tế Khmer.

Thời đại hoàng kim của đế chế Khmer được đánh dấu bởi những cuộc thảo phạt mở rộng lãnh thổ về miền rừng núi. Vua Yasovarman Đệ Nhất trong thời kì tại ngôi của mình (889- 900) đã xây nên thành phố đầu tiên trong quần thể kiến trúc Angkor, hồ chứa nước vĩ đại nằm ở Tây Baray ngày nay và hàng loạt các đền thờ thần Shiva, Vishnu và Đức Phật. Vua Suryavarrman Đệ Nhất (1002-1050) đã mở rộng vương quốc Khmer tới tận thung lũng Menam, lập nên những giáo đoàn lớn tại đây và cấp ruộng đất cho họ để họ có thể tự trang trải lấy kinh phí cho các công trình đền đài, tu viện. Công trình kiến trúc đền Angkor Wat của đức vua Suryavarman Đệ Nhị chính là đỉnh cao của nền văn minh Khmer. Ông vua này cũng liên tiếp mở các cuộc thảo phạt hướng về phía Champa trong suốt hai mươi năm. Trong triều đại ông trị vì, đế chế Khmer trải rộng từ biên giới giáp với Myanmar tới tận phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nhưng người chinh phục vĩ đại nhất phải là vua Jayavarman VII (1181-1219), người đã xây nên kinh đô Angkor Thom mới có ngôi chùa Bayon thờ Phật nổi tiếng. Bức tượng bodhisattvas Lokeswara đặt trong đó chính là biểu tượng của ông. Đền thờ chính được bao quanh bởi vô số các bức tượng Phật, bodhisattva, Vishnu, Shiva và các vị thần của đạo Hindu, chúng thực chất là các bức chân dung của tầng lớp hoàng gia và quý tộc cấp thấp hơn. Đây cũng là một dạng ảnh hưởng của tind ngưỡng Devaraja khi người ta tin rằng sự hòa trộn giữa nét trần tục lẫn tính thiêng liêng của cõi thần trong dáng vóc của những bức tượng sẽ mang đến sự bất tử cho người mà nó đại diện. Các bức tượng mang tên riêng của từng người để sau khi chết họ sẽ được con cháu cúng bái. Bao quanh bốn mặt thành là một bức tường đá dày và các hào nước dài gần 2 dặm mỗi mặt. Triều đại của Jayavarman VII được coi là giai đoạn phát triển cực thịnh của đế chế Khmer dù cho ngay sau đó, mầm mống của sự sụp đổ đã bắt đầu xuất hiện trong chính vương triều này.


Đế chế Khmer sụp đổ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của đế chế Khmer, một trong số đó là chính sách xây dựng của Jayavarman VII đã tạo nên gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia. Người ta ước tính khoảng hơn 102 bệnh viện, 101 nhà an dưỡng cho những người hành hương và 20.000 đền chùa được xây nên trong suốt thời gian ông trị vì. Dọc theo những con đường nối liền giữa kinh đô và các tỉnh lớn trong cả nước, vô số các đền chùa được dựng lên cùng với hà sa số các bức ảnh được bài trí bên trong. Gần 300.000 sư sãi cùng các thầy tu sống dựa vào trợ cấp của quốc gia. Gánh nặng của những công trình xây dựng đền đài khiến cho dân chúng không thể chịu nổi nữa. Hàng nghìn ngôi làng, hàng vạn quân lính và cả đội ngũ thợ thủ công đông đảo bị tập hợp lại để xây dựng nên những đền đài làm rạng danh hoàng thất mà chẳng mang lại chút lợi ích kinh tế nào.

Cuộc chiến chống lại Champa và các nước chư hầu đã làm hao tổn sức lực của quốc gia. Giống như trong quá khứ, người Chăm vẫn tiếp tục đe dọa khắp biên giới phía đông bắc. Đáng ngại hơn là các cuộc nam tiến của người Thái diễn ra càng lúc càng mạnh hơn, họ cũng đã chiếm đóng một phần lãnh thổ thuộc địa bàn cai quản của người Khmer. Bởi vậy, vào năm 1219 khi vua Jayavarman VII băng hà, Sukhothai ở thượng Menam đã tuyên bố độc lập, tách ra khỏi ách cai trị của người Khmer. Sau đó vào thế kỉ XIII, người Mông cổ đang thống trị tại Trung Quốc lại giúp sức cho người Thái tiến sâu hơn vào đất Khmer khiến cho triều đình Khmer ngày càng suy sụp hơn.
Yếu tố tôn giáo làm suy yếu đi quyền lực của triều đình Khmer là sự lan tỏa của Phật giáo Tiểu thừa trong vương quốc. Thế giới quan của đạo Phật không chấp nhận niềm tin trong bodhisattva hay niềm tin vào vị trí tối thượng của vương quyền. Vào thế kỉ XI, luồng tư tưởng từ Sri Lanka truyền sang Burma, qua người Môn và người Thái tiến vào đất Khmer và được hầu hết mọi người dân đón nhận bởi tính ôn hòa của nó. Không ai còn sùng kính nhà vua như thần nữa. Sự mở rộng quan niệm về vua-thần dưới triều Jayavarman VII dường như là một biện pháp đối phó lại với mối đe dọa này.

Những thế lực chống đối lại vương triều Khmer ngày càng lan rộng sau cái chết của vua Jayavarman VII. Người Chăm ở phía đông, người Thái ở phía tây ngày càng thít chặt vòng vây đế chế Khmer lại, đến năm 1431, người Thái chiếm được Angkor. Khmer chiếm lại được kinh đô Angkor trong vài năm nhưng rồi đến năm 1434, họ bỏ nó lại và dựng lên kinh đô mới ở Phnom Penh. Tóm lại, đế chế Khmer đã từng là một nền văn minh rực rỡ mà tầm ảnh hưởng của nó lan khắp vùng trung và nam Đông Nam á lục địa trong vài thế kỉ. Dù cho quyền lực chính trị của đế chế này sụp đổ từ giữa thế kỉ 14 nhưng những giá trị về văn hóa, xã hội, và tổ chức hành chính của nó có ảnh hưởng lớn đến các nhà nước mới hình thành sau này dựa trên sự sụp đổ của đế chế Khmer.



The Khmer Empire
Rise of the Khmers

The people who supplanted the Funanese supremacy were the Khmers, ethnically related to the Mons of Lower Myanmar. It is not certain whether they were an altogether new ethnic group or later arrivals of the same stock to which the Funanese belonged. They called themselves the Khmers, descendants of their mythical ancestors, the wise hermit Kambu and the celestial nymph Mera. The kingdom was called Kambuja. Their ancestral home was southwest China or northeast India. While the Mons followed the Salween-Sittang river route into Myanmar, the Khmers moved eastward along the Mekong into southern Laos and the Korat Plateau in Thailand. Here the Khmers established the state of Chenla, which became a vassal of the Funanese empire. Their new habitat was mountainous, unsuited for intensive agriculture; a drive southward toward the Mekong Delta was inevitable. By the middle of the seventh century A.D., the restive Khmers had overthrown the Funanese overlordship. However, conquest did not bring major cultural changes because the Khmers had already assimilated Indian culture both from their Mon kinsmen to the west and from their Funanese superiors to the south.

With the conquest of Funan, the Khmers became the political successors of the Funanese, extending their authority over Lower Myanmar, the upper Malay Peninsula, central Thailand, Cambodia, and South Vietnam. They were incapable, however, of carrying on the Funanese legacy of the greatest maritime and commercial power in all Southeast Asia. Being land-oriented, the Chenla Khmers were ill-equipped for their important role as intermediaries in the large-scale seaborne trade between China, India, and the West. Besides, they were divided among themselves. In A.D. 706, their kingdom was split into Upper (Land) Chenla, situated in the middle of the Mekong Valley north of the Dangrek mountain range, and Lower (Water) Chenla, covering the present Cambodia and the Mekong Delta of South Vietnam. The fragmented and disunited Khmers became exposed to threats of military and political subjugation from outside. The threat became a reality when an insular power attacked Chenla in the last decade of the eighth century.

Two different kingdoms in insular Southeast Asia attempted to exploit the situation for political and commercial benefits. The China trade, always lucrative, had increased many times over during the T'ang dynasty. The vision of subduing small trading kingdoms in mainland Southeast Asia, formerly under the Funanese sway, and incorporating them in an extended empire was intoxicating to the rulers of the islands. The rival powers were the Sumatran kingdom of Srivijaya and the Sailendra rulers of Java. Like the Funanese monarchs, the Sailendras had styled themselves "the kings of the mountain." It was no wonder then that they vied to succeed to the symbolic role and substantial maritime and trading power that the Funanese had once enjoyed. Sailendras were the first group in Southeast Asian history to aspire to bring the insular and mainland territories under a common control. According to a tenth-century Arab traveler-writer, Sulayman, a Chenla king expressed the desire to have the head of a Javanese king brought before him on a dish. News of this reached the Sailendra king of Java, who in A.D. 790, under the pretext of a pleasure cruise, armed his fleet, invaded Lower Chenla, killed its king, appointed a successor to the throne, embalmed the decapitated head, placed it in an urn, and sent it to the king of Upper Chenla.

The Sailendra attacks and bid for power on mainland Southeast Asia acted as a catalyst to Khmer unity. The divided Khmers rallied under the leadership of a remarkable young man, Jayavarman II, who had spent some time at the Sailendra court as a hostage. He expelled the Sailendras and brought the dissident Khmer groups together in a common polity. Jayavarman's long reign (802-850) helped to consolidate these early gains and lent a solid foundation to the Khmer kingdom. There were several innovations: Jayavarman shifted the focus of Khmer activity from the Mekong Delta to the region around Tonle Sap Lake in western Cambodia; and with control over the passes leading to Korat Plateau and the Menam Basin, he opened prospects for further expansion westward and northward. For the next five centuries, Angkor and its environs represented the base of Khmer power and glory.

The Devaraja Cult
An even more important decision of Jayavarman II was to revive the Devaraja (god-king) cult of Indian origin, intended to legitimize and bolster his authority over all the dissident groups among the Khmer people.
3 At his capital, Mount Mahendra (modern Koulen in western Cambodia), he invited an Indian Brahman to perform an elaborate ritual, which allegedly infused into the royal person the divine essence of kingship, making him in effect a manifestation of Shiva. On top of the mountain stood numerous temples, the principal one being a pyramidal structure housing Shiva's phallic symbol, the linga. On the death of the king, the temple would serve as the funerary site, enabling the deceased to be one with Shiva himself. The mountain temple was, like Mount Meru of the Hindu sacred tradition, regarded as the center of the universe. The king was styled chakravartin (ruler of the universe).

Closely linked with the Devaraja cult was the concept of the universe. The plan of the royal capital at Angkor reflected the world structure according to the Hindu cosmology. The capital was surrounded by a wall and a moat, just as the universe was believed to be encircled by rock and ocean. Exactly at the middle point of the capital city stood the pyramidal temple, representing the sacred mountain, with the linga at the center. The edifice was a symbol of the union between king and God, establishing harmony between the microcosmos of the human world and the macrocosmos of the divine world. Such an identity was believed to assure the prosperity of the kingdom and its people. In practical terms, to insure against the vagaries of nature, the king took pains to regulate the water supply through control of the elaborate hydraulic system on Tonle Sap Lake.

All this should not be taken to mean that the Khmer monarchs were exclusively followers of Shiva. In Southeast Asia in general and in the Khmer kingdom in particular, there was no conflict of loyalties in the minds of the devotees, who worshipped Shiva, Vishnu, and Buddha in the same shrine complex. Thus, in Angkor, the kings were portrayed through statuary as avatars (reincarnations of Shiva or Vishnu) or as in the most famous of all the Khmer temples, the Bayon, as bodhisattva (Buddha in the becoming). Existing knowledge is insufficient to explain the exact religious beliefs of the Khmers. It is possible that they did not comprehend the finer points of evolving Hinduism in India or did not want to, instead seeking extra spiritual insurance through the pursuit of Hindu, Buddhist, and indigenous beliefs.


The Basis of Khmer Power

Khmer power was centered on the king, who was the divine source of all authority. He was the upholder of the established order, the defender of the faith, and the patron of the myriad religious foundations. The Khmer kings divided the society into numerous classes and corporations according to occupation. The monarchs held absolute control over social organization by virtue of their ritual position; they were social engineers who could and did appoint favored individuals to privileged social orders.
4 Important state offices were held by members of the royal family. The inscriptions of the time reveal a whole hierarchy of officials, indicative of a fairly centralized and well-organized bureaucracy. While this was true of the Angkor kingdom, the outlying provinces were at best held by loose feudal ties, more or less on the Chinese pattern of tributary states.

Apart from the royal family and high nobility, the only other group that shared power seems to have been the priestly class. Descended from families originally imported from India, the group was periodically replenished by arrivals from the same source. These were Brahmans, who intermarried with the high nobility or Kshatriya group and formed an elite class, which largely followed a Sanskrit culture. Their rank was determined by the gold or silver shafts of the palanquin poles or the gold or silver handles of the parasols of different colors; only the king could have the white umbrella, symbolic of sovereignty, held over his head.

The economic basis of the Khmer power must have been agriculture in the rich Tonle Sap Lake region, tribute from numerous vassal states, and participation in the East-West trade. It may be assumed that the Khmers shared with insular states the extensive, international trade once carried on by their predecessor state, Funan. There is no conclusive evidence of this, although Khmer records have spotty references to Indian and Chinese textiles and other imported products.

Agriculture, therefore, must have been the most important pillar of the kingdom's prosperity. The well-planned irrigation system, exploiting Tonle Sap Lake and bringing large land areas under intensive cultivation, was crucial to Khmer economic well-being and power. The Khmer kings must have had an army of engineers and supervisory staff to build and maintain this magnificent hydraulic system of ancient Southeast Asia.
5 With the help of aerial photography, Bernard Philippe Groslier has established details of this sophisticated system of water utilization. According to him, it was based on Funanese antecedents, designed "to solve the problem posed by too much and too heavy monsoon rain within too short a time." Immense storage tanks, or barays, were constructed, one of them with a capacity of 30 million cubic meters, equipped with an ingenious device for letting off the water according to the need. Some 12.5 million acres of land were covered, carefully divided into square paddy fields and capable of yielding three or four harvests a year. 6

The intricately designed network of canals, dams, and dikes prevented overflow of Tonle Sap Lake, protected the soil from erosion, and provided means for travel. Linked with moats of the cities, the waterways enabled transportation of materials from the quarries to the sites of the monuments. The hydraulic system thus constituted the lifeline of the Khmer economy.

Khmer greatness and glory were based on territorial conquest and commemorated in monuments. Yasovarman I, who reigned 889-900, founded the first city of Angkor, built the great reservoir at the present eastern Baray, and erected a number of temple hermitages for devotees of Shiva, Vishnu, and Buddha. Suryavarman I (1002-1050) extended the Khmer power in the Menam Valley, establishing religious foundations and making large grants of land to them so they could undertake major irrigation works to raise production and revenues for building monasteries. Suryavarman II's (1113-1150) building of the Vishnu temple at Angkor Wat marked the high point of the Angkor civilization. He conquered and occupied Champa for two decades. During his reign, the Khmer empire extended from the frontiers of Myanmar to the south of the Red River Delta. But the greatest builder of them all was Jayavarman VII (1181-1219), who constructed a new capital city, Angkor Thom, with its famous Buddhist temple, the Bayon. The statue of the bodhisattva Lokeswara in this temple resembles the king himself. The main temple is surrounded by numerous smaller edifices adorned with statues of Buddha, bodhisattvas, Vishnu, Shiva, and a host of Hindu gods and goddesses, which are actually portraits of members of the royal family and the lesser nobility. This was an extension of the Devaraja cult, a manifestation of the belief that statues combining features of the living and the divine would help the former achieve immortality. The statues bear the names of the persons who desired their descendants to worship them after death. The city was surrounded with a thick stone wall and a moat measuring two miles along each of its four sides. Jayavarman's reign witnessed the empire at its zenith, although it might be said in retrospect that the roots of the Khmer decline were sown during his rule.

Decline of the Khmers
A number of factors led to the decline of the Khmers, among them Jayavarman VII's building projects that laid a heavy burden on the kingdom's economy. It is estimated that during his time the Khmer state built and supported 102 hospitals, 101 rest houses for pilgrims, and 20,000 shrines. He constructed roads linking the capital with the principal provincial centers, where temples were built and furnished with images. There were nearly 300,000 priests and monks supported by the state treasury. The burden of monument-building on the population was too severe to bear. Thousands of villages, tens of thousands of officials, and an army of laborers and artisans were assigned to the uneconomic tasks of building monuments to glorify the royalty.

Jayavarman's punitive wars against Champa and recalcitrant vassal kingdoms further drained the empire. As in the past, the Chams continued to pose a threat on the northeast frontier. Even more serious was the progressive movement southward of the Thai people, who carved out new states in the territory formerly ruled by the Khmers. Thus, Sukhotai in the upper Menam declared its independence of the Khmer rule in 1219, the year of Jayavarman VII's death. Later, in the thirteenth century, the Mongol rulers of China helped weaken the Khmer power by encouraging the Thais to move farther into Southeast Asia.

A religious factor that undermined the Khmer authority was the spread of Theravada Buddhism in the empire. This version of Buddhism did not permit belief in bodhisattvas or in the divine basis of kingship. It came to Burma from Sri Lanka in the eleventh century, and through the Mons and Thais it spread in the Khmer empire, where the masses seem to have appreciated its egalitarian character. No more would they regard the kings as divine. The great extension of the god-king cult under Jayavarman VII might have been a response to this threat.

Such forces continued to act against the Khmer power throughout the period after Jayavarman's death. The Chams in the east and the Thais in the west took large chunks of the Khmer empire; in 1431, Angkor itself was captured by the Thais. The Khmers regained their former capital for a brief period, but in 1434 they abandoned it and established a new capital near Phnom Penh. In sum, the Khmer empire developed a civilization that dominated the southern and central areas of mainland Southeast Asia for several centuries. Though its political authority clearly declined from the fourteenth century, many of its main features in the social, cultural, and administrative domains were transmitted to the new states that were built on its ruins.

No comments:

Post a Comment