Wednesday, November 26, 2008

Human Fabric




Bức tranh nhân loại thời lịch sử



Nếu Tây Tạng là cội nguồn của các dòng sông lớn ở Đông Nam á lục địa thì nam Trung Hoa và đông Tây Tạng là ngọn nguồn nảy sinh dân cư khu vực này। Trên thực tế, đã có một số cuộc thiên di về phương nam từ gần 2 thiên niên kỷ trước khi Trung Quốc thống nhất chính quyền vào thế kỷ III TCN. Vì thế, có khả năng người Mèo, Lô, Dao, đang sinh sống ở miền núi phía bắc Việt Nam, bắc Thái Lan, Hải Nam và nam Trung Hoa hiện nay từng là dân cư vùng hạ lưu mạn giữa Sông Dương Tử từ trước khi người Hán cai trị Trung Hoa (202 TCN – 220 SCN). Những ghi chép của người Trung Quốc vào khoảng năm 110 TCN có nhắc đến sự hiện diện của những người nói tiếng Kadai (về mặt ngôn ngữ, Kadai gắn liền với Thái) ở khu vực Quảng Châu, Hồ Nam, Quảng Tây, và từ đây, họ tiến dần về bắc Việt Nam. So với cuộc di cư ồ ạt từ Trung Hoa trong thiên niên kỷ đầu công nguyên thì cuộc di cư trên vẫn còn hạn chế về số lượng. Trong giai đoạn sau này, hầu hết tổ tiên người Myanmar, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đều chủ yếu di cư dọc theo triền sông tới các vùng đồng bằng và quần đảo phì nhiêu ở Đông Nam á.



Thành phần tộc người lớn nhất ở Đông Nam á ngày nay là người Malay da nâu, sinh sống tại Malaysia, Brunei, Indonesia và Philipin। Người ta tin rằng người Malay có gốc gác từ nam Trung Hoa, từ đây họ di chuyển làm 2 đợt về phía nam. Một là người Malay - nguyên thủy, với đặc tính Mongoloid đậm nét hơn, đặt chân tới Đông Nam á chừng năm 2.500 TCN, mang theo các yếu tố văn hóa thời đồ đá mới. Tiếp theo là người Malay – lớp thứ hai cập bến vào khoảng năm 300 TCN, họ có vẻ là người đưa đồng và sắt vào khu vực. Là tổ tiên của đông đảo dân cư Malay và Indonesia ngày nay, người Malay - lớp thứ hai nhanh chóng kiểm soát các vùng ven biển và đẩy người Malay - nguyên thủy sâu vào nội địa. Trong quá trình ấy, người nguyên thủy cũng để mất dần diện mạo văn hóa của mình. Chẳng hạn như tổ tiên người Batak ở Sumatra, Dyak ở Borneo, Alfur ở Celebe và Molucca. Người Malay - lớp thứ hai sinh sống rải khắp Đông Nam á hải đảo, truyền bá văn hóa chung cùng với sự đan xen mật thiết về ngôn ngữ.



Miến Điện, sau đổi thành Myanmar năm 1989 là điểm gần nhất với cội nguồn di cư। Nơi đây đón nhận nhiều tộc người từ Tây Tạng và Nam Trung Hoa, trong số đó, 6 nhóm nổi bật lên nhờ áp đảo về số lượng và vai trò lịch sử là người: Môn, Shan, Karen, Chin, Kachin và Miến. Và tên đất nước Miến Điện/Burma bắt nguồn từ chính tộc người Miến chiếm 3/4 dân số này. Người Miến còn chiếm ưu thế ở các vùng đất thấp, các trung tâm đô thị cũng như trong mọi lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, không phải dễ dàng nhận ra tất cả các tộc người thiểu số ở Myanmar thông qua đặc điểm hình thức mà phải qua sự khác biệt về lối sống, đây cũng là mầm mống tạo nên xu hướng ly khai giữa họ. Trừ người Môn ra, tất cả tộc người thiểu số khác đều sống tập trung ở các vùng núi non biên giới. Những nơi này được đặt tên theo tên tộc người, và từ thời thuộc Anh, chúng đã bị coi là “vùng cách ly” đồng thời được hưởng quyền hạn chính trị đặc biệt. Do vậy, dù chính phủ độc lập Myanmar (cả chính phủ dân sự lẫn quân sự) có ra sức thúc đẩy sự thống nhất giữa các tộc người thì kết quả thu được vẫn chưa được là bao.



Hơn thế, vấn đề niên đại di cư của các tộc người đến Myanmar cũng chưa đạt được sự thống nhất trong giới học giả। Người Môn từ Tây nam Trung Hoa hay Đông bắc ấn Độ, người Karen từ miền Đông Tây Tạng đến Myanmar ngay trước công nguyên. Sau khi định cư tại vùng đồng bằng Kyaukse phì nhiêu phía bắc Myanmar, người Môn lại tiếp tục di chuyển về phía nam, chiếm lĩnh vùng Hạ Myanmar và bờ đông Sông Salween thuộc Thái Lan ngày nay; người Karen thì sống tại vùng núi tách biệt khỏi hai nhóm người Môn. Tiếp theo là người Chin, có khả năng họ đã vượt qua vùng đồi núi Himalaya để đến Tây Myanmar trong những thế kỷ đầu công nguyên. Song, dưới áp lực của người Miến - ào ạt đổ về từ Đông Tây Tạng và Vân Nam khoảng năm 500 SCN, họ lại tiến dần về phía các thung lũng sông. Hai thế kỷ sau, người Thái mới bắt đầu từ Vân Nam tới. Một trong các hướng di chuyển của họ là đến vùng trung du miền Đông Myanmar, ở đây họ được biết đến với tư cách là người Shan. Cuối cùng là người Kachin, họ tới miền bắc Myanmar, và hiện giờ vẫn chiếm ưu thế ở tỉnh miền trung du mang tên họ.



Đặc biệt, có một tộc người gần như chung ngôn ngữ và chủng tộc với người Môn, đó là người Khmer। Xuất phát điểm của tộc người này hiện vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới học giả. Có thể từ Tây nam Trung Hoa hoặc từ Vùng trung du Khasi, Đông bắc ấn Độ, họ cùng di cư với những người họ hàng Môn của mình vào khoảng 2000 năm TCN. Trong khi người Môn theo dòng Salween đổ vào Hạ Myanmar và Trung Thái Lan thì người Khmer dọc theo Mekong tiến vào Campuchia. ở đây, họ hòa với một nhánh tộc người Malay vốn đang sinh sống, rồi từng bước đẩy lui họ về các vùng núi cao. Rút cục, người Khmer có mặt ở khắp vùng duyên hải miền Đông Đông Nam á lục địa, đặc biệt ở Campuchia và nam Việt Nam. Hơn 85% dân số Campuchia ngày nay coi mình là hậu duệ của tộc người Khmer.



T’ai, hoặc Thái là cụm từ tộc người để chỉ các dân tộc khác nhau ở châu á। Với hơn 50 triệu người, họ được biết đến nhờ các nhóm định cư trên những địa bàn khác nhau như: Lào ở Lào và đông bắc Thái Lan; Shan ở đông bắc Myanmar; Thái Vân Nam ở nam Trung Hoa; dân tộc thiểu số Thái ở bắc Việt Nam; và Thái ở Thái Lan. Quá trình di trú về phương nam từ ngôi nhà nam Trung Hoa của người Thái diễn ra tuy chậm nhưng ổn định trong suốt thế kỷ VIII đến XIII. Trong khoảng thời gian đáng kể, họ đã chiếm lĩnh cả vùng cao nguyên rộng lớn trải khắp miền đông Myanmar, bắc Thái Lan, và bắc Lào. Họ theo dòng Salween tiến vào vùng Shan, Myanmar, rồi lại theo dòng Mae Ping và Chao Phraya vào Thái Lan và dọc Mekong vào Lào. Trong số các cộng đồng từ Trung Hoa đổ về Đông Nam á, chỉ có người Thái và người Việt là từng liên hệ mật thiết với văn minh Trung Hoa trước khi di cư.



Trước kia, người Việt vẫn được xem là có nguồn gốc từ Tây Tạng, nhưng, các học thuyết gần đây đã chỉ ra nguồn gốc phức hợp từ nhiều nhóm thuộc và không thuộc chủng tộc Mongoloid। Theo các giả thuyết này, có một bộ tộc Austro-Indonesia sinh sống ở tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc đã kết hợp với tổ tiên Mongoloid của người Việt (được người Trung Quốc gọi là Yueh/Việt). Vào khoảng thế kỷ III, người Việt di trú đến Châu thổ Sông Hồng lại nhập với người Thái Mongoloid đi theo làn sóng xâm lược Bắc Kỳ vào thế kỷ VIII sau này. Nguồn gốc pha trộn ấy quyết định yếu tố đơn âm Indonesia và đa âm Mongoloid trong tiếng Việt, đồng thời giải thích cho thuyết vật linh phổ biến ở tất cả các dân tộc Austro-Indonesia.



Tuy nhiên, bức tranh tộc người Đông Nam á sẽ chưa hoàn thiện nếu không nhắc đến hai cộng đồng người tuy ít về số lượng nhưng quan trọng về kinh tế là: cộng đồng người ấn và người Hoa। Có thể nhận thấy các tộc người ấn thiểu số có mặt ở mọi quốc gia trong khu vực, đáng kể như ở Myanmar, Malaysia và Singapo, là những nơi cũng thuộc đế chế Anh giống như ấn Độ. Đa số họ di cư theo làn sóng người lao động ở các đồn điền cao su, ruộng lúa, xưởng đóng tàu và các dự án xây dựng của chính phủ vào thế kỷ XIX. Một số khác cũng đi theo nhóm này là các thương gia và giới cho vay lãi. Trong khi tổng số dân gốc ấn ở khu vực chưa đến 2 triệu thì số dân gốc Hoa gấp đến 7 lần, tạo thành cộng đồng lớn vượt trội ở Singapo và cộng đồng thiểu số quan trọng ở tất cả các quốc gia Đông Nam á. Người Hoa di cư tới Việt Nam kể từ thế kỷ II TCN, song tới tận thế kỷ XVII thì họ mới phát huy vai trò ở Đông Nam á và đạt đỉnh điểm vào nửa cuối thế kỷ XIXX. Thông minh và chăm chỉ, đa số họ từ vùng duyên hải Trung Quốc vượt biển ra đi không một xu dính túi. Vì vậy, họ được coi là người Hoa “hải ngoại.” Vượt qua bao đắng cay, thăng trầm, người Hoa đã vươn lên chiếm giữ đỉnh cao về kinh tế ở hầu hết các quốc gia Đông Nam á.



Bảng biểu 1।1. và 1.2 chỉ ra sự phân bố tộc người ở Đông Nam á. Thật đáng tiếc, do bất ổn chính trị ở một vài quốc gia trong khu vực, số liệu về tộc người và dân số có thể chưa chính xác, đặc biệt là trường hợp của Campuchia và Việt Nam. Với Campuchia, ước chừng lên đến 1-3 triệu người chết đói hoặc bị giết dưới tay Pol Pot (1975-1978), còn dân số Việt Nam thì giảm đi khoảng 1 triệu người, là những “thuyền nhân” rời đất nước sau năm 1975.


--------------------------------------
The Human Fabric in Historical Times



Just as Tibet is the source of the major rivers of mainland Southeast Asia, southern China and eastern Tibet were the source of the region's population। Indeed, some migration southward had been taking place for nearly two millennia before the Chinese political consolidation in the third century B.C. Thus, the Miao, Lolo, and Yao people, who inhabit the mountainous terrain of North Vietnam, northern Thailand, Hainan, and southern China today may have moved from their habitat in the lower middle Yangtze River sometime prior to the Han rule in China ( 202 B.C.-A.D. 220). Chinese records around 110 B.C. indicate the presence of Kadai speakers (Kadai is linguistically related to Thai) dwelling in the areas of Gweichow, Hunan, and Gwangsi, from where they most likely moved to North Vietnam. Such migration was limited in numbers compared with the large-scale exodus from China during the first millennium of the Christian era. It was during the latter period that most of the ancestors of the people of Myanmar, Vietnam, Malaysia, Indonesia, and Thailand migrated, mostly along the course of the rivers to the fertile plains and islands of Southeast Asia.


The largest ethnic element in today's Southeast Asia is the brown-skinned Malay, inhabiting Malaysia, Brunei, Indonesia, and the Philippines। It is believed that the original home of the Malays was southern China, from where they moved southward at two different times. First the Proto-Malays, having a clearer Mongoloid strain, arrived in Southeast Asia in about 2500 B.C., bringing with them elements of neolithic culture. They were followed by the Deutero-Malays, who migrated in around 300 B.C. and probably introduced bronze and iron to the area. Ancestors of the bulk of the present population of Malaya and Indonesia, the Deutero-Malays soon acquired control of the coastal districts as they pushed the Proto-Malays into the interior. In the process, very few successfully resisted the loss of cultural identity. Such were the ancestors of the Bataks of Sumatra, the Dyaks of Borneo, and the Alfurs of the Celebes and of the Moluccas. The Deutero-Malays spread throughout insular Southeast Asia, diffusing a common culture and a related language.



Closest to the source of migrations was Burma, renamed Myanmar in 1989, which received a variety of ethnic groups from Tibet and southern China। Among dozens of such groups, six stand out significantly because of their numbers and historical roles: the Mons, Shans, Karens, Chins, Kachins, and Burmans. Burmans, from whom the country took its name and who account for three-fourths of the country's population, are predominant in the lowlands, in urban centers, and in all avenues of public life. Not all the Burmese minorities have easily identifiable separate physical characteristics, yet there are distinct differences in their way of life that have fostered a sense of separatism among them. With the exception of the Mons, the minorities are clustered in the frontier highland states named after them, which under the British administration were called "excluded districts" and placed under special frontier political jurisdiction. Independent Myanmar's efforts, both under civilian and military regimes, to bring about an emotional integration of the country's diverse ethnic groups have not succeeded so far.



There is no agreement among scholars on the chronology of migrations of these ethnic groups into Myanmar। The Mons from southwest China or northeast India and the Karens from eastern Tibet migrated to Myanmar sometime before the beginning of the Christian era. After some period of settlement in the fertile Kyaukse plain of northern Myanmar, the Mons moved southward, occupying Lower Myanmar and the districts east of the Salween River in present-day Thailand; the Karens lived in the mountains separating the two Mon settlements. Next to arrive were the Chins, who probably crossed the lower Himalayan hills into western Myanmar in the early centuries of the first millennium A.D. Their movement into the river valleys was stalled by the pressure of the Burmans, who began filtering from eastern Tibet and Yunnan around A.D. 500. Two centuries later, the Thai migrations began from Yunnan. One of the directions they took was toward the eastern hills of Myanmar, where they came to be known as the Shans. Last, the Kachins moved into northern Myanmar, where they are still predominant in the hilly province named after them.



A people closely related in language and race to the Mons were the Khmers, whose original home has been a subject of controversy among scholars। They migrated along with their cousins, the Mons, sometime around 2000 B.C., either from southwest China or from the Khasi Hills in northeast India. While the Mons followed the course of the Salween into Lower Myanmar and central Thailand, the Khmers moved along the Mekong into Cambodia. Here they mixed with people of Malay stock who were already inhabiting the area, driving most of them into the highlands. The Khmers eventually spread into the eastern littoral of mainland Southeast Asia, concentrating for the most part in Cambodia and South Vietnam. Over 85 percent of the present Cambodian population claims a Khmer ancestry.



T'ai, or Thai, is an ethnic term applicable to diverse peoples in Asia। Presently numbering over 50 million, they are known by different denominations in the areas of their settlement: as Lao in Laos and northeast Thailand; Shan in northeast Myanmar; Yunnan Thai in south China; Tribal Thai in North Vietnam; and Thais in Thailand. The Thai movement southward from their original home in south China was slow but steady, covering the period between the eighth and thirteenth centuries of the Christian era. For a considerable time, they occupied the vast plateau extending over eastern Myanmar, northern Thailand, and northern Laos. They filtered along the Salween into the Shan region of Myanmar along the Mae Ping and the Chao Phraya in Thailand and along the Mekong in Laos. Of the various communities that migrated from China to Southeast Asia, only the Thais and the Vietnamese had significant contact with the Chinese civilization before migration.



The Vietnamese were long believed to have migrated from Tibet। More recent theories point to a mixture of many stocks, Mongoloid and non-Mongoloid. According to these hypotheses, an Austro-Indonesian tribe inhabiting the Chinese provinces of Guangdong and Guangxi mixed with the Mongoloid ancestors of the Viets (known to the Chinese as Yueh). The Viets, who migrated into the Red River Delta around the third century B.C., came into contact with the Mongoloid Thai because of the latter's invasion of the Tongking Delta in the eighth century A.D. The mixed heritage of the Vietnamese is certainly responsible for the monotonic Indonesian and the variotonic Mongoloid elements in the Vietnamese language. It also explains a variety of animistic beliefs among them, which are common to all Austro-Indonesian peoples.



No demographic picture of Southeast Asia would be complete without the mention of the two numerically small but economically important communities: the Indians and the Chinese। Indian minorities are found in every country of the region, most notably in Myanmar, Malaysia, and Singapore, which were, like India, parts of the British empire. Most of them migrated in the nineteenth century as laborers in rubber plantations, rice fields, docks, and government construction projects. Some others followed them as traders and moneylenders. While the total population of Indian origin in the region accounts for less than 2 million, the Chinese are seven times the number, forming the preponderant majority in Singapore and an important minority in every other country of Southeast Asia. Chinese migrations date from the second century B.C. in Vietnam but were insignificant in other Southeast Asian countries until the seventeenth century, reaching a peak in the latter half of the nineteenth century. Intelligent and industrious, most of them arrived penniless by sea from the coastal provinces of China. Hence, they are known as "overseas" Chinese. Through a variety of vicissitudes, trials, and tribulations, the Chinese have managed to occupy the highest economic positions in most countries of Southeast Asia.



Tables 1.1 and 1.2 indicate the ethnic distribution in Southeast Asia। Unfortunately, due to the unsettled political conditions in some of these nations, data for both ethnic and total populations may be incorrect. This is particularly so for Cambodia, where 1 to 3 million people are estimated to have died of starvation or to have been killed during the Pol Pot regime 1975-1978), and for Vietnam, whose population may have been reduced by a million "boat people" leaving Vietnam after 1975 for different shores.



to be cont'ed.
Source: D.R. SarDesai (2003), Southeast Asia: Past and Present, 5th ed., Westview Press.

No comments:

Post a Comment