Wednesday, November 05, 2008






ĐÔNG NAM Á:

QUÁ KHỨ & HIỆN TẠI


Khu vực – Tên gọi và Tầm vóc


Cụm từ Đông Nam á cũng chỉ vừa mới xuất hiện gần đây và được nhiều người biết đến trong thời kỳ Thế chiến thứ II – khi quyền kiểm soát Nam á của Lord Louis Mounbatten bao trùm lên cả những vùng đất phía Nam hạ chí tuyến. Những vùng kiểm soát ấy gồm cả Sri Lanka – một đảo quốc dọc theo Nam á bởi ít ra đã có công trình nghiên cứu cho rằng xứ sở này có nét “tương đồng” với các thuộc địa của Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan cũng như có “sự liên hệ gần gũi với quần đảo Malay”[i]. Tuy nhiên, trong ấn bản cuốn Lịch sử Đông Nam á đầu tiên, D.G.E.Hall lại không nhắc đến Philipin vì cho rằng quốc gia này nằm ngoài dòng chảy phát triển của lịch sử khu vực.[ii] Còn các học giả gần đây lại thường sử dụng cụm từ Đông Nam á để chỉ khu vực địa lí nằm trong vòng tay các nước Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Singapo, Brunei, Indonesia, Đông Timor, Lào, Campuchia, Việt Nam và cả Philipin.
Sách vở thời kỳ trước viết về Đông Nam á thường miêu tả khu vực này trong mối liên quan với một trong hai quốc gia láng giềng rộng lớn của nó. Vì vậy mà nhiều học giả Anh, Pháp, ấn vẫn sử dụng thuật ngữ Cựu ấn Độ, Đại ấn Độ, vùng ngoại biên ấn Độ hay vùng đất Hindu hóa hoặc ấn hóa. Trong khi đó, phần lớn sách vở Trung Quốc lại gọi đó là Côn Lôn hay Nam Dương (Tiểu Trung Hoa). Một số khác nữa cũng giữ quan niệm cho đây chỉ là vùng đất kẹp giữa Trung - ấn hoặc dùng thuật ngữ Đông Dương để chỉ ba nước Lào, Việt, Campuchia. Đáng chú ý là quan điểm của nhà địa lý George B.Cressey cho rằng miền đất này nằm giữa hai đại dương và các vùng văn hóa nên nó phù hợp với tên gọi “ấn Độ – Thái Bình Dương”.[iii]
Có lẽ, cách sử các thuật ngữ thiếu nhất quán như vậy phần nào phản ánh vai trò còn khiêm tốn của Đông Nam á trong các vấn đề quốc tế cho tới tận thời gian gần đây. Ví như trong con mắt Halford Mackinder, nhà địa – chính trị nổi tiếng người Anh, Đông Nam á chỉ là một vùng ngoại biên, một phần “đất vành đai”. Sau hàng chuỗi sự kiện – khởi đầu là Nhật Bản xâm lược Đông Nam á trong Chiến tranh thế giới thứ hai, rồi sự ra đời của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tiếp theo là cuộc kháng chiến trường kỳ thống nhất Việt Nam - toàn bộ khu vực đã trở thành vùng đất chiến lược và nhạy cảm nhất trên thế giới. Nói theo thuật ngữ địa chính trị của Mackinder thì đây là “khu vực trung tâm” của thời đại chúng ta. Cho tới thời điểm sụp đổ Liên bang Xô-viết, cả hai phe vẫn đặc biệt quan tâm đến tình hình chính trị và tiềm lực kinh tế của khu vực này. Đồng thời, cũng không bên nào cho phép Trung Quốc biến Đông Nam á thành khu vực “chư hầu” như đã từng làm vậy hơn hai nghìn năm trước. Bởi vì hệ quả của nó sẽ làm nhân rộng ảnh hưởng của thế giới Cộng sản, tăng cường thế lực Trung Hoa, đồng thời tước đoạt thành quả phong trào giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân phương Tây mà nhân dân Đông Nam á đã dày công vun xới. Và cho dù là sự thôn tính của một cường quốc khác đi nữa thì đó cũng là sự ngáng trở các quốc gia còn lại tiếp cận với khu vực rộng lớn, giàu tài nguyên khoáng sản này, cũng như làm ách tắc một trục đầu mối giao thông thuận lợi từ Thái Bình Dương sang ấn Độ Dương. Vấn đề cuối cùng và nghiêm trọng nhất lại liên quan đến Nhật Bản, bởi lẽ sự sống còn của gã khổng lồ công nghiệp và kinh tế ấy phụ thuộc hoàn toàn vào chu trình vận chuyển dầu lửa và nguyên vật liệu từ Trung Đông, châu Phi, ấn Độ, Đông Nam á và vào khả năng phân phối thành phẩm tới các thị trường trên khắp thế giới qua hải lộ Đông Nam á. Thông thường cứ cách khoảng một trăm hải lý là có thể thấy một tàu chở dầu hoặc chở hàng Nhật Bản trong khu vực ấn Độ Dương. Như vậy, lịch sử không còn ghi nhận Đông Nam á như khu vực ngoại vi nữa, thay vào đó, những nhân tố đề cập ngắn gọn bên trên đã phần nào khái quát tầm vóc chiến lược của nó đồng thời đưa nơi đây (cùng với Trung Đông) trở thành mồi lửa xung đột suốt ba thập kỷ trước.
Đông Nam á không phải là một chỉnh thể theo nghĩa tôn giáo, lịch sử, địa lý hay tộc người. ít ra, có tới bốn tôn giáo tồn tại ở đây, đó là: Hồi giáo, ấn giáo, Phật giáo và Kitô giáo. Về mặt lịch sử, khu vực này cũng chưa bao giờ đạt tới sự thống nhất chính trị như ở Trung Hoa hay ấn Độ. Bối cảnh lịch sử thời thuộc địa gần đây chỉ càng thúc đẩy xu hướng ly khai ở Đông Nam á. Năm đế quốc ngoại bang cai trị toàn khu vực: người Anh đô hộ Myanmar, Malaysia và Singapo; người Hà Lan đô hộ Indonesia; người Pháp cai trị Lào, Campuchia, Việt Nam; người Mỹ chắc chân ở Philipin; còn người Bồ Đào Nha thì ở Đông Timor. Riêng có Thái Lan là thoát khỏi gọng kìm thực dân. Mỗi thuộc địa lại chứa đựng những khuynh hướng khác biệt trong từng lĩnh vực hành chính, giáo dục, thương mại, tiền tệ và đường thủy v.v… là những nhân tố chủ đạo góp phần hạn chế quá trình hợp tác trao đổi giữa các dân tộc Đông Nam á....


The Region's Name and Significance


The term Southeast Asia is of recent origin. It became popular during World War II, when the territories south of the Tropic of Cancer were placed under Lord Louis Mountbatten's Southeast Asia command. The command included Sri Lanka, and at least one study covers that island country along with Southeast Asia because of "similar" experience with Portuguese, Dutch, and British colonialism and because it is "closely related to the Malay Archipelago." 1 On the other hand, D.G.E. Hall excluded the Philippines in the first edition of his monumental history of Southeast Asia because that country lay outside the region's mainstream of historical developments. 2 Most scholars presently use the term Southeast Asia to include the geographical areas bounded by the states of Myanmar, Thailand, Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia, Laos, Cambodia, Vietnam, and the Philippines.
Older books on Southeast Asia designated it variously but mostly in reference to either of the two large neighboring countries. Thus, many British, French, and Indian scholars called it Farther India, Greater India, L'Inde Exterieure, and the Hinduized or Indianized States. On the other hand, most Chinese writings identified the region as Kun Lun or Nan Yang (Little China). Still others have referred to the land mass between India and China as Indo-China, from the term French Indochina, to include Laos, Vietnam, and Cambodia. The noted geographer George B. Cressey has suggested that the region be called "Indo-Pacific," since it lies between two oceans and cultures. 3
The variety of terms is perhaps suggestive of the minimal role Southeast Asia played in world affairs until very recently. For the famous British political geographer Halford Mackinder, Southeast Asia was a peripheral region, a part of the "rimland." A series of events -- beginning with the Japanese occupation of Southeast Asia during World War II, the emergence of the People's Republic of China, and the long, drawn-out conflict and eventual unifi-cation of Vietnam -- has transformed the entire region into one of the most strategic and sensitive areas of the world. To use Mackinder's geopolitical term, it is the "heartland" of our times. Until the recent collapse of the Soviet Union, both the superpowers were vitally interested in the politics and the economic potential of the region. Neither of them would permit Beijing to bring the states of Southeast Asia into a subservient relationship as China had done periodically over the previous two millennia. Such an eventuality would enlarge the parameters of the Communist world, enhance China's power, and deny the Southeast Asian peoples the fruits of freedom that most of them secured after a bitter struggle against Western rule. Besides, dominance by any single power might deprive the rest of the world of the largely unexploited, immense, and precious mineral and oil deposits of the area in addition to denying an easy access from the Pacific to the Indian Ocean. The last is a matter of the gravest concern for Japan, whose survival as an economic and industrial giant depends upon the transport of oil and raw materials from the Middle East, Africa, India, and Southeast Asia as well as the ability to dispatch finished goods to the markets of all these areas and Europe through the Southeast Asian sea-lanes. It should be noted that at any time there is a Japanese tanker or freighter almost every one hundred nautical miles in the Indian Ocean area. Thus, Southeast Asia may have been a marginal area during most of recorded history, but the various factors briefly outlined above have underlined its strategic importance and made it (along with the Middle East) a potential tinderbox of a global conflict in the last three decades.
The Southeast Asian region is not a unit in the religious, historical, geographical, or ethnic senses। There are at least four different religions in Southeast Asia: Islam, Hinduism, Buddhism, and Christianity. Historically, the region never underwent political consolidation as India or China did. Recent colonial history has only helped to enhance separatist development among Southeast Asian peoples. Five non-Asian powers ruled the region: the British in Myanmar, Malaysia, and Singapore; the Dutch in Indonesia; the French in Laos, Cambodia, and Vietnam; the Americans in the Philippines; and the Portuguese in East Timor. Only Thailand managed to remain free. The differing orientations of each of these colonies in the spheres of administration, education, trade, currency, and shipping, to mention only the most important aspects, have been responsible for erecting additional barriers between Southeast Asian people that impede easy and effective communication among them. ...

Source: D.R. SarDesai (2003), Southeast Asia: Past and Present, 5th ed., Westview Press.
to be cont'ed...

No comments:

Post a Comment