Friday, November 28, 2008

Myanmar

Pagan plain


Shwedagon Pagoda


Map of Myanmar


ASIA 400 AD


Cũng giống như vương quốc Khmer, Myanmar cũng nằm trong phạm vi ảnh hưởng của văn hóa ấn Độ tới các nước Đông Nam á lục địa. Về mặt địa lí Myanmar nằm kề sát với ấn Độ, cư dân ở đây là người đầu tiên tiếp nhận các thành tố văn hóa của quốc gia láng giềng. Trong số các thành tố đó có đạo Phật và đạo Hindu cùng với các tác phẩm tiếng Phạn bao gồm học thuyết về tổ chức hành chính quốc gia, học thuyết về vương quyền và bộ luật Manu. Tuy nhiên người Miến không áp dụng một cách máy móc tất cả những gì tiếp nhận từ ấn Độ mà họ tiếp thu một cách có chọn lọc. Họ chối bỏ hệ thống đẳng cấp của ấn Độ và đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

Có lẽ người Môn chính là những người đầu tiên tiếp xúc với ấn Độ. Đó là một nhóm dân tộc thiểu số có quan hệ họ hàng với những người Khmer dựa trên điểm tương đồng trong ngôn ngữ và hình dáng bên ngoài. Họ sống ở Hạ Myanmar ngày nay. Trước khi tiến sâu hơn nữa về phía Nam, người Môn sống ở đồng bằng Kyaukse tại trung Myanmar. Trước thời kỳ Thiên Chúa giáo không xa, họ di chuyển tới hai nơi khác là vùng Hạ Myanmar và vùng đông Salween ở Thái Lan. Người Môn chính là những người thầy dạy cho người Miến, cả người dân bình thường lẫn giới cầm quyền, về nghệ thuật, tôn giáo, và hành chính. Vô số các từ tiếng Miến sử dụng ngày nay có nguồn gốc là từ tiếng Môn.


Thương gia ấn Độ cùng các nhà thám hiểm đầu tiên đi dọc theo đường bờ biển Bengal tiến vào Suvarnabhumi hay còn gọi là "Vùng đất của những vị thần" (đồng nhất với Myanmar và bán đảo Malay) đã mang tri thức từ ấn Độ truyền sang cho người Môn. Vào thế kỉ III TCN, hoàng đế Ashoka đã cử hai đại sư sang Myanmar truyền đạo. Người Môn sử dụng văn tự là tiếng Phạn và tiếng Pali vào thời kì muộn hơn so với văn tự tiếng Granthi ở miền nam ấn. Sau khi đạo Phật suy tàn ở ấn Độ, người Môn tiếp tục duy trì quan hệ với Sri Lanka nơi mà Phật giáo tiểu thừa vẫn giữ nguyên địa vị như trong thời đại vua Ashoka. Một trong những mối liên kết với Phật giáo tiểu thừa còn tồn tại đến ít nhất là thế kỉ thứ XI nữa là Conjeevaram ở miền Nam ấn.



Người Pyus

Tộc người đầu tiên để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử Myanmar là người Pyus đến từ tây nam Trung Quốc vào khoảng thế kỷ III SCN. Những tàn tích của kinh thành Sri Kshetra cách Prome 6 dặm về hướng đông là dấu vết còn lại của nền văn hóa rực rỡ của họ trong khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII. Người Pyus không chỉ theo Hindu mà còn theo cả Phật giáo tiểu thừa và đại thừa. Vào khoảng thế kỷ VII, Phật giáo tiểu thừa trở thành tôn giáo chủ yếu trong bộ máy chính quyền cũng như trong xã hội của người Pyus. Theo các nguồn tài liệu tiếng Trung, người Pyus sống trong các thành phố lớn được bao xung quanh là những bức tường gạch, họ là những con người thân thiện và hòa bình nhất Đông Nam á. Tuy nhiên đôi khi bản chất yêu hòa bình đó lại trở thành nhược điểm. Chẳng hạn như khi họ từ chối dùng lụa bởi muốn sản xuất ra lụa thì phải hi sinh những con tằm. Tội ác rất ít khi xảy ra và các hình phạt cũng rất nhẹ nhàng chỉ trừ tội giết người. Người Pyus phải trả giá cho bản tính hiền hòa ấy bằng chính nền độc lập của mình. Họ bị người Môn xâm lược vào thế kỉ thứ VIII, phải rút chạy về phương bắc và trở thành chư hầu của Thái Lan thuộc tộc người Nam Đảo. Vào năm 832, người Thái tấn công kinh đô của người Pyus và giam cầm những người còn lại.


Vua Pyus đặc biệt coi trọng việc truyền bá và nghiên cứu Phật học. Tất cả các bé trai và bé gái trong vương quốc đều cạo trọc đầu từ năm lên 7 tuổi khi đến học tại các chùa do các sư tăng dạy và phải ở lại chùa cho đến năm 20 tuổi. Cho đến cuối thế kỉ XIX, điểm phân biệt giữa Myanmar và các quốc gia Đông Nam á còn lại là trình độ văn hóa cao và tỉ lệ tội ác thấp chính nhờ thời kì của người Pyus tạo nên. Giai đoạn Vikrama (tên sau này của triều đại Pyu Vikrama) bắt đầu từ năm 638 đã để lại nhiều đóng góp đáng kể nhất, một vài trong số đó đã được Thái Lan và Campuchia áp dụng theo, thậm chí còn tồn tại tận đến ngày nay ở Thái Lan và Myanmar.


Người Pyus đã để lại rất nhiều công trình kiến trúc tuyệt đẹp nằm ở Prome. Đó là những ngôi chùa có chứa hài cốt của các vị cao tăng xây theo kiểu hình trụ mái vòm, ảnh hưởng của kiến trúc Oriyan từ duyên hải phía đông bắc ấn Độ. Điểm nổi bật của kiến trúc Pyus là yếu tố vay mượn các sikhara (tháp), từ đó đem lại cho các đền chùa vẻ vững chãi như thể các đền thờ Bhubaneshwar ở Orissa.



Người Miến

Người Pyus sau đó bị người Miến hay còn gọi là người Tây Tạng- Burma đánh bại. Đó là tổ tiên của người Miến hiện nay. Có giả thuyết cho rằng vào thiên niên kỉ II TCN, người Miến đã bị những người thuộc bộ tộc Trung Hoa đánh đuổi ra khỏi quê hương của mình ở phía tây bắc Trung Quốc thuộc tỉnh Kansu (Cam Túc), qua miền đông Tây Tạng, từ nơi đó họ đi qua Vân Nam để rồi tới Myanmar ròng rã suốt mấy thế kỉ. Người Miến kể lại rằng họ đã đến đồng bằng Kyaukse nơi gặp gỡ của hai con sông Irrawaddy và Chindwin này vào thế kỉ II SCN. Đồng bằng Kyaukse, sau đổi tên thành Ledwin (vùng đất lúa gạo) chính là nền tảng sức mạnh cho đế chế Miến Điện trong suốt vài thế kỉ. Trước khi đánh chiếm lãnh thổ của người Pyus, người Miến Điện đã tiếp nhận Phật giáo đại thừa, sau này Phật giáo đại thừa vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trên Thượng Myanmar cho tới giữa thế kỉ XI.

Người Miến dựng nên vương quốc của mình bao xung quanh thành phố chính Pagan khoảng năm 849. Theo như các bộ biên niên sử của người Miến kể lại, vương quốc Miến ban đầu gồm 19 ngôi làng, mỗi ngôi làng lại có một nat (linh hồn) của riêng mình. Cũng vào năm 849, một vị thủ lĩnh đã hợp nhất 19 ngôi làng ấy lại thành một quốc gia mang linh hồn dân tộc chung nhất. Ông cũng dựng nên hai vị thần là hai anh em trước đây đã bị một lão vua hung bạo giết chết bên miệng núi lửa thiêng Poppa. Sau khi chết, hai người đã hóa thành một thân cây nối liền khoảng cách của miền tây bắc Pagan nơi sau đó được chọn làm thủ đô của quốc gia Myanmar. Niềm tin về nguồn gốc thiêng liêng của vương quyền nằm trên đỉnh núi thiêng của người Miến cũng giống với đức tin của người Phù Nam và người Khmer. Và cũng như tượng linga trên đỉnh núi thiêng Mahendra của đức vua KhmerJayavarman Đệ Nhị tượng trưng cho sự đoàn kết thống nhất của dân tộc Khmer, Pagan và nhà vua Miến cũng là đại diện cho mối thâm tình gắn bó giữa hai dân tộc Miến và Tây Tạng. Dù cho làn sóng ấn Độ hóa cùng Phật giáo tiểu thừa được chọn làm quốc giáo vào thế kỉ thứ XI, tín ngưỡng nat vẫn tiếp tục tồn tại trong tâm trí những người con của mảnh đất Miến Điện.
Mặc dù có hàng ngàn những câu chuyện kể về trận chiến đẫm máu, những âm mưu, thủ đoạn hòng thoán ngôi đoạt vị che phủ, lịch sử cổ đại của Pagan vẫn dành riêng một trang để ca ngợi Anawaratha (hay Aniruddha) ( 1044-1077 ), vị vua vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông chính là người đã lập ra đất nước Miến Điện cổ có lãnh thổ gần giống với đất nước Myanmar ngày nay với đường biên giới trải dài từ Bhamo ở phía Bắc cho tới vịnh Martan ở phía nam. Đường biên giới này được thiết lập sau rất nhiều lần chinh phục và hợp nhất với các tộc người bên ngoài bao gồm cả tộc người Môn phồn thịnh ở phương nam. Trong thời gian đó, nội bộ người Môn bị chia rẽ làm hai, một ở Pegu, một ở Thaton. Khi người Khmer tiến đánh, Pegu đã phải cầu xin cứu viện từ vua Anawratha nhằm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước. Cuộc chiến này đã đưa lịch sử văn hóa cũng như chính trị của Myanmar rẽ sang một hướng mới. Đáp lại lời kêu gọi, đức vua Anawratha thu nạp một tu sĩ người Môn tên là Shin Arahan, người đã gợi lên lòng say mê của đức vua với Phật giáo khởi thủy. Lí do nữa khiến vua Anawratha giúp đỡ người Môn đánh lại kẻ xâm lược Khmer còn bởi ông muốn có được những bộ kinh Phật cực kì quý hiếm tại Pali mà về sau thuộc tài sản của vị vua đối địch vùng Thaton. Từ chối yêu cầu của người Miến, vua Thaton bị bắt trở thành tù binh, ông bị đày tới Pagan cùng với 30 bộ kinh Phật vô giá (được gọi là Tripitaka) và khoảng 30.000 nhà sư và thợ thủ công. Văn hóa của kẻ đô hộ đã để lại vết sẹo không bao giờ lành lại được trong tâm hồn người Môn khiến họ không bao giờ chịu khuất phục trước ách đô hộ của người Miến.



Kết quả quan trọng nhất mà công cuộc chinh phục của Anawratha mang lại là việc vô số thần dân trong vương quốc cải theo Phật giáo tiểu thừa và tình trạng người Miến bị văn hóa Môn đồng hóa. Đây không phải là lần đầu trong lịch sử khi kẻ đi chinh phục lại chịu khuất phục trước sức mạnh văn hóa vượt lên trên cả bạo quyền của kẻ bị chinh phục. Anawratha nhiệt thành truyền bá đạo Phật tiểu thừa khắp Myanmar rồi lan rộng ra cả Đông Nam á lục địa ngoại trừ Việt Nam. Ông cũng gửi rất nhiều thợ thủ công sang đảo quốc Sri Lanka nhằm học hỏi về kĩ thuật xây dựng các công trình đền chùa theo kiến trúc Phật giáo nguyên thủy. Ngược lại, vua Sri Lanka cũng gửi tới Anawrahtha bản sao hàm răng của Đức Phật mà ngày nay vẫn còn được thờ trong chùa Shwezigon tại Pagan.


Trong thế kỷ đầu tiên sau khi vua Anawratha mất vào năm 1077, văn hóa Môn ảnh hưởng lớn tới Pagan trong cả cuộc sống chốn cung đình lẫn nơi thôn dã. Học giả và cũng là một nhà sư người Môn tên là Shin Arahan, vị quân sư về mặt tôn giáo cho vua Anawaratha tiếp tục trợ giúp cho con trai của ông là Kyanzittha nối ngôi vua vào năm 1084. Các vị sư người Môn đã giúp đỡ người Miến cải đạo theo Phật giáo tiểu thừa. Các ngôi chùa ở Pagan trong khoảng thời gian đó hầu hết đều do các kiến trúc sư và thợ thủ công người Môn xây nên. Chữ viết của người Môn là cơ sở cho chữ viết của người Miến ra đời sau này, nó cũng trở thành phương tiện truyền bá cho trào lưu ấn Độ hóa trong văn hóa, luật pháp, và văn học của người Môn. Các đức vua người Miến học theo các quan điểm về vương quyền, bổn phận đối với hoàng gia, quyền lực và các phép tắc trong cung đình của người ấn. Trong khi người Burma thích thú với vai trò điều hành chính trị thì người Môn lại đảm trách lĩnh vực thông thương buôn bán với thế giới bên ngoài Myanmar.


Tình trạng đồng hóa của người Miến đối với văn hóa Môn phần nào giảm nhẹ đi thái độ thù địch, tuy nhiên nó không thể xóa sạch được nỗi nhục bị phụ thuộc của người Môn. Thực tế, các vị vua Miến đã đi theo con đường hòa giải thù hằn của Anawaratha dù cho việc đó dấy lên làn sóng bất bình trong tầng lớp cư dân Miến Điện. Bởi vậy Kyanzittha, người đã gả con gái mình cho hoàng tử người Môn ở Thaton, đã đưa cháu trai của mình chứ không phải ai khác lên ngôi vua Pagan. Mối thâm giao giữa dân tộc Môn và Miến kéo dài đến năm 1174 khi Cansu Đệ Nhị, con cháu của đức vua Anawaratha chấm dứt tình trạng triều đình bị người Môn chi phối. Tuy nhiên sau đó, việc thử nghiệm hình thái chính thể phức hợp của Anawaratha mang lại cả tham vọng đồng thời cũng khiến nhà nước Miến sau này phải thất vọng.




Myanmar

Like the kingdom of the Khmers, Myanmar was a vital link in the spread of Indian culture to mainland Southeast Asia. Geographically closest to India, its earliest inhabitants must have been the first in Southeast Asia to receive elements of Indian culture. Among these were the religions, Hinduism and Buddhism, and the corpus of Sanskrit literature, including doctrines of administration, theories of kingship, and the Code of Manu. In the adoption of Indian practices, the Burmese exercised discretion, rejecting the Indian hierarchical caste system and giving women a high place in society.
The earliest Burmese to come into contact with India must have been the Mons, a minority kindred to the Khmers in language and appearance, living in Lower Myanmar today. Before their further migration southward, the Mons lived in the Kyaukse plain in central Myanmar. Shortly before the Christian era, they moved into two areas: Lower Myanmar and the region to the east of the Salween in Thailand. The Mons were the preceptors of the other Burmese ethnic groups, including the dominant Burmans, in art, religion, and administration. Numerous Mon words for articles of ordinary use are found in all the Burmese languages.
Indian traders and adventurers following the eastern coastline of Bengal to Suvarnabhumi, or the Land of Gold (identified with Lower Burma and the Malay Peninsula), first carried the knowledge of Indian culture to the Mons. In the third century B.C., Emperor Ashoka sent two Buddhist missionaries to Myanmar to propagate the faith. The Mons used Sanskrit and Pali and modeled their script after the Granthi script of southern India. After Buddhism declined in most parts of India, the Mons remained in frequent contact with Sri Lanka, where Theravada Buddhism has thrived in an unbroken tradition since Ashoka's time. Another point of contact with Theravada Buddhism, at least until the eleventh century, was Conjeevaram in southern India.

The Pyus
The first historically significant ethnic people in Myanmar were the Pyus, who probably migrated from southwest China in about the third century A.D. The ruins of their capital city, Sri Kshetra, six miles east of Prome, testify to a flourishing culture between the fourth and eighth centuries. The Pyus followed Hinduism as well as Theravada and Mahayana Buddhism. By the seventh century A.D., however, Theravada faith had become the dominant element in Pyu society and government. According to Chinese sources, the Pyus lived in cities with circular brick enclosures and were among the most peace-loving people in Southeast Asia. They were nonviolent to a fault. As an example, the Pyus spurned the use of silk because the extraction of silk involved killing the silkworms. The crime rate was negligible and punishments were mild except in cases involving homicide. The mild manners of the Pyus must have cost them their independence. The Pyus were defeated by the Mons in the eighth century. They fled northward and became the vassals of the Thai kingdom of Nan Chao. In 832, the Thais attacked the new Pyu capital and took a large number of Pyu subjects captive.
The Pyu monarchs officially encouraged Buddhist learning. Boys and girls had their heads completely shaved at seven years of age when they entered schools run by Buddhist monks. They remained there until their twentieth year. Burmese society was distinguished in all of Asia for its high rate of literacy and the low incidence of crime well until the end of the nineteenth century, characteristics that date to the Pyus' time. Among the contributions of the Pyus was the Vikrama era (named after the Pyu Vikrama dynasty), beginning in A.D. 638, which was later adopted in Thailand and Cambodia and is still used in Myanmar and Thailand.
The Pyus have remarkably beautiful monuments at Prome. These include Buddhist stupas, cylindrical with a pointed dome, indicating Oriyan architectural influence from the northeast coast of India. Characteristic of Pyu architecture is employment of the sikhara (tower), which gives the temples a feeling of strength and solidity as is found in the somewhat later Bhubaneshwar temples of Orissa.


The Burmans

The people responsible for the defeat of the Pyus were the Burmans, or Tibeto-Burmans, whose descendants form the majority of Myanmar's population today. They were probably pushed out of their home in the northwest Chinese province of Kansu by ethnic Chinese in the second millennium B.C. to eastern Tibet, from where they moved through Yunnan to Myanmar over several centuries. According to Burman tradition, they arrived in the second century A.D. in the fertile plain of Kyaukse, where the rivers Irrawaddy and Chindwin meet. The Kyaukse plain, now renamed the Ledwin (rice country) remained the base of Burman power for centuries. Before they moved into the Pyu state, the Burmans had adopted Mahayana Buddhism, which continued to be the dominant faith of Upper Myanmar until the middle of the eleventh century.
The Burmans founded their kingdom around their chief city, Pagan, around A.D. 849. In that year, according to Burmese chronicles, a leader brought a group of nineteen villages, each possessing its own nat (local spirit), into one kingdom with a common spirit for all the inhabitants. He also set up two spirits representing two virtuous siblings, a brother and a sister, viciously killed by some tyrannical king in the past, on the site of the ancient volcano Mount Poppa, a mountain sacred to all Burmans. A tree into which the two spirits were supposedly incarnated was carried a little distance northeast of Pagan, which was then established as the capital of the new state. The derivation of divine royal authority from a sacred mountain was similar to the Funanese and Khmer beliefs. And just as the installation of the sacred linga on Mount Mahendra by the founder of the Angkor monarchy, Jayavarman II, had symbolized the union of the divided Khmer peoples, so did Pagan and its monarch represent the unification of the Tibeto-Burman people. Despite the Indianization of Tibeto-Burmans and their later adoption of Theravada Buddhism as the state religion in the eleventh century, the nat cult continued its hold over the Burmese mind.
Through the maze of legends of bloodshed, intrigue, and usurpations clouding the early history of Pagan emerges the figure of the greatest ruler of the time, King Anawratha, or Aniruddha (1044-1077). He was founder of Myanmar, and the boundaries of his kingdom matched those of the modern state of Myanmar from Bhamo in the north to the Gulf of Martaban in the south. This was achieved by defeat and incorporation of non-Burman peoples, including the culturally advanced Mons in the south, into his kingdom. At this time, the Mons were divided into two rival centers of power, one based in Pegu and the other in Thaton. A Khmer invasion of Pegu led to the latter's appeal for help from King Anawratha, whose forces expelled the foe. The campaign had far-reaching consequences for the political and cultural history of Myanmar. Prior to the campaign, King Anawratha had received Shin Arahan, an illustrious Mon monk, who had aroused the monarch's interest in the older form of the Buddhist faith. Anawratha's readiness to help the Mons in repulsing the Khmer invaders was partly attributable to the hope of getting some of the rarest Buddhist sacred writings in Pali, which were then in the possession of the rival Mon monarch in Thaton. Refusing to comply with the Burman demand, the Thaton king found himself a Burman prisoner, transported to Pagan along with a priceless booty of 30 sets of the Buddhist canon (Tripitaka) and about 30,000 Mon monks and artisans. The cultural plunder left indelible scars on the Mon mind and the people never became reconciled to the Burman domination of their land.
The most important consequence of Anawratha's conquest of the Mon country was the conversion of his people to Theravada Buddhism and the assimilation of the more refined Mon culture by the Burmans. Not for the first time in history was the political victor vanquished by a culturally superior subjugated population. Anawratha became the most ardent propagator of the Theravada faith, which quickly spread throughout Myanmar and eventually to all of mainland Southeast Asia, with the exception of Vietnam. He also sent some artisans to the island kingdom of Sri Lanka to assist in the restoration of some ancient Buddhist monuments. In return, the Sinhalese ( Sri Lanka's) monarch sent to Anawratha a replica of Buddha's tooth, which was then enshrined in the newly built Shwezigon pagoda in Pagan.
Of the two centuries of Pagan rule following Anawratha's death in 1077, the first century was culturally dominated by the Mons both at the court and in the countryside. The Mon monk-scholar Shin Arahan, who was to be the chief spiritual counsel to Anawratha, continued that function for Kyanzittha, Anawratha's son, who ascended the Pagan throne in 1084. Mon monks helped Burman conversion to Theravada Buddhism. Pagodas proliferated in Pagan during this period, mostly built and carved by Mon artisans and sculptors. The Mon script became the basis of Burmese script and the vehicle for the dissemination of the Indianized Mon culture, law, and literature. Burman monarchs adopted the Indian concept of kingship, royal duties and powers, and court etiquette. While the Burmans enjoyed the exercise of political power, the Mons carried Myanmar's trade with the outside world.
The large-scale assimilation of Mon culture by the Burmans may have helped to diminish some of the Mon hostility, but it did not completely overcome their bitterness over the extinction of their independence. In fact, the Burman kings following Anawratha took several steps politically to conciliate the Mons, even at the cost of arousing discontent among the Burman population. Thus, Kyanzittha, who had given his daughter in marriage to the Mon prince at Thaton, nominated her son rather than his own to succeed him to the Pagan throne. The succession in the PaganMon line continued until the accession in 1174 of Cansu II, a descendant from the Anawratha line, ended the Mon domination at court. Burman moves at political conciliation with the Mons were hardly reciprocated by the Mons. The experiment of composite polity begun by Anawratha, however, provided an ambition and a frustration for every Burman government thereafter.


Source: D.R. SarDesai (2003), Southeast Asia: Past and Present, 5th ed., Westview Press.

For your referrence:

Thursday, November 27, 2008

Đế chế Khmer

Asia 400 AD



European and Asian Empires up to the 14th Century (Pre-mongol)




Người Khmer "trỗi dậy"

Người thay thế Phù Nam chiếm vị trí tối cao là dân tộc Khmer có quan hệ với người Môn ở Hạ Myanmar. Việc cả hai cùng thuộc về một tộc người hay chỉ là những kẻ thay thế nhau ở trên cùng một mảnh đất Phù Nam vẫn chưa được làm sáng tỏ. Họ tự xưng là người Khơ-me-con cháu của nhà thông thái Kambu và nữ thần Mera, vương quốc này mang tên Kambuja. Mảnh đất tổ tiên của họ nằm ở phía Tây nam Trung Quốc hoặc Đông bắc ấn Độ. Trong khi người Môn đi dọc theo con sông Salween-Sitang để tới Myanmar thì người Khmer lại đi theo hướng đông dọc sông Mekong tới nam Lào và vùng cao nguyên Korat của Thái Lan. Tại đây, người Khmer đã dựng lên nước Chân Lạp, sau đó Chân Lạp trở thành một nước chư hầu của đế chế Phù Nam. Môi trường sống mới của họ là vùng rừng núi không thích hợp cho thâm canh nông nghiệp, bởi vậy việc xuôi về phương Nam tới đồng bằng sông Mekong là tất yếu. Vào khoảng giữa thế kỉ VII, người Khmer đã nổi dậy lật đổ hoàng đế Phù Nam. Tuy nhiên công cuộc chinh phục không làm biến đổi văn hóa bởi người Khmer cũng chịu ảnh hưởng văn hóa ấn Độ từ người họ hàng Môn ở phía Tây và từ bề trên Phù Nam ở phía Nam.


Đánh chiếm Phù Nam thành công, dân tộc Khmer trở thành kẻ chinh phục, mở rộng bờ cõi ra tận phía hạ Myanmar, thượng bán đảo Malay, trung Thái Lan, Campuchia và miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, họ lại không thể duy trì được thế độc quyền của mình về thương mại và hàng hải như Phù Nam đã từng ở Đông Nam á. Hướng về phía đất liền, người Khmer Chân Lạp không thể đảm đương được vai trò quan trọng là người trung gian trong con đường thương mại trên biển giữa Trung Quốc, ấn Độ và phương Tây. Bên cạnh đó, trong nội bộ lại bị chia rẽ lẫn nhau. Vào năm 706, vương quốc bị chia làm đôi thành Thượng Chân Lạp nằm ở giữa thung lũng sông Mekong ở phía Bắc dãy Dangrek và Hạ Chân Lạp nằm ở Campuchia hiện tại và phần châu thổ sông Mekong nằm ở miền nam Việt Nam. Những phần lãnh thổ rời rạc của người Khmer sau đó nằm trong tầm đe dọa của quân đội và ách nô dịch của các thế lực bên ngoài. Mối đe dọa trở thành sự thực sau khi một đảo quốc tấn công Chân Lạp vào cuối thế kỷ VIII.
Hai quốc gia ở Đông Nam á hải đảo đã tận dụng tình thế trên để mưu cầu lợi ích chính trị và thương mại. Lợi nhuận từ quan hệ thương mại với Trung Quốc tăng lên gấp nhiều lần trong suốt triều đại nhà Đường. Tham vọng chinh phục những vùng đất thương nghiệp phồn thịnh trên Đông Nam á lục địa dưới quyền của người Phù Nam nhằm sáp nhập chúng vào đế chế của mình khiến cho các vị chúa đảo lóa mắt. Hai đối thủ cạnh tranh nhau là Srivijaya của Sumatra và Sailendra của Java. Cũng giống như các hoàng đế Phù Nam, các đức vua Sailendra tự phong cho mình là "vua núi". Họ tranh giành nhau quyết liệt danh hiệu và quyền lợi về thương mại biển như người Phù Nam đã từng. Sailenra cũng là nhóm người đầu tiên có tham vọng gộp chung cả Đông Nam á lục địa và hải đảo vào một ách cai trị chung. Theo như những ghi chép của một lữ hành người Arab mang tên Sulayman, vua Chân Lạp luôn ao ước được kẻ hầu dâng món ăn lên cho mình là đầu của quốc vương Java. Vin vào cái cớ này, đức vua Java đã mang toàn bộ hạm đội hải quân của mình tiến đánh Hạ Chân Lạp, chiếm ngai vàng, giết chết đức vua, chém đầu ngài rồi ướp cái đầu đó vào một chiếc bình và gửi cho vua Thượng Chân Lạp.

Việc Sailendra tấn công và chiếm quyền ở trên đất liền đã đẩy nhanh quá trình thống nhất đế chế Khmer. Những người Khmercòn lại đã tập hợp dưới trướng của một vị thủ lĩnh trẻ tuổi tài ba mang tên Jayavarman Đệ Nhị, người đã từng bị đưa sang Sailendras làm con tin. Ông đã đánh đuổi người Sailendras và thống nhất những nhóm Khmer xung đột nhau lại. Triều đại trị vì của ông kéo dài từ 802 đến 850 đã tạo nên bàn đạp vững chắc cho vương quốc Khmer sau này. Một số cải cách tiêu biểu của ông là: chuyển trọng tâm hoạt động của người Khmer từ châu thổ sông Mekong sang vùng Biển Hồ phía tây cùng với việc cai trị cả vùng cao nguyên Korat và thung lũng Menam, ông cũng mở rộng lãnh thổ về phía nam và phía tây. Cho đến tận 5 thế kỉ sau, quần thể Angkor tồn tại như là một biểu tượng về vẻ rực rỡ và sức mạnh của đế chế Khmer hùng mạnh một thời.

Tín ngưỡng Devaraja

Một trong những quyết định đặc biệt quan trọng của Jayavarman Đệ Nhị là việc khôi phục lại tín ngưỡng Devaraja (vua thần) bắt nguồn từ ấn Độ, và áp dụng cho tất cả các tộc người Khmer.[i] Tại kinh đô Đỉnh Mahenra (nằm ở Koulen tại phía tây Campuchia bây giờ), ông mời một nhà tu Bàlamôn tới giảng giải về các nghi lễ cần thiết để tạo ra khí chất của một vị đế vương cho một người trong hoàng gia. Trên đỉnh núi có vô số điện thần, ở chính giữa là đền thờ hình kim tự tháp có thờ biểu tượng linga của Shiva. Khi đức vua chết, đám tang của người sẽ được tổ chức tại điện thờ này. Nhờ vậy mà người chết có thể tới gần thần Shiva. Người ta coi đền thờ trên đỉnh núi này là trung tâm của vũ trụ cũng giống như ngọn Meru trong truyền thống thiêng liêng của đạo Hindu. Nhà vua được coi là chakravartin (đức vua của vũ trụ).

Tín ngưỡng Devaraja được xây dựng từ quan niệm về vũ trụ của người Hindu. Cũng theo đó mà cấu trúc của kinh thành Angkor được xây phỏng theo cấu trúc của vũ trụ. Người ta tin rằng kinh thành được bao quanh bởi tường và hào nước như thể vũ trụ được bao quanh bởi đá và đại dương. Chính giữa kinh đô là điện thờ hình kim tự tháp nằm trên đỉnh núi thiêng với linga được đặt ở trung tâm. Cung điện được coi là biểu tượng của sự hòa hợp giữa vua và Trời, tạo nên được sự giao hòa giữa cuộc sống trần tục và cõi thần linh. Điều đó tượng trưng cho sự phồn vinh thịnh vượng của vương quốc. Trên thực tế, nhằm đối phó với tính nết thất thường của thời tiết, nhà vua đặc biệt chú trọng vào việc xây dựng một hệ thống các công trình trị thủy trên Biển Hồ.

Tuy nhiên tất cả các điều trên đều không chứng tỏ rằng các vị quân vương của người Khmer đều đi theo đạo thờ thần Shiva. Tại Đông Nam á nói chung và vương quốc Khmer nói riêng, không hề tồn tại bất cứ một vụ xung đột nào giữa những người theo các tôn giáo khác nhau như đạo thờ thần Shiva, Vishnu hay đạo Phật trong cùng một vùng đất thiêng. Bởi vậy, trong ngôi đền Angkor, các nhà vua thường để lại bức tượng chân dung của mình được gọi là avatar (các hóa thân của thần Shiva hoặc Vishnu); hay như trong đền thờ Bayon nổi tiếng nhất của người Khmer chúng được gọi là bodhisattva (hóa thân của Phật). Hiện vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng nào về tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer. Có thể họ đang ở trong trạng thái chuyển hóa thành đạo Hindu của người ấn Độ nhưng lại không muốn, thay vì thế họ đi tìm lấy một hướng đi trung lập an toàn hơn là theo tất cả các đạo như đạo Hindu, đạo Phật và các tín ngưỡng địa phương khác.

Bộ máy nhà nước.
Sức mạnh của toàn Khmer tập trung trong tay nhà vua, người nắm giữ quyền lực vô hạn, duy trì những trật tự từ xa xưa, bảo vệ lòng trung thành và những nền tảng tôn giáo. Các đức vua Khmer chia xã hội ra làm rất nhiều giai cấp, tầng lớp, phường hội dựa theo nghề nghiệp. Họ có thể thu phục cả thiên hạ bằng chính cái uy của ngôi cửu ngũ chí tôn; đó là người điều khiển xã hội, có thể trao cho các cá nhân đặc quyền đặc lợi riêng.[ii] Các chức quan trọng yếu trong triều đình thường do người trong hoàng gia đảm nhiệm. Những văn tự về thời kì đó vẽ nên một hệ thống các thứ bậc cha truyền con nối trong đội ngũ quan lại, chỉ ra đâu là những bộ máy quan trọng được tổ chức tốt trong triều đình. Đó là ở kinh đô Angkor, còn ở các tỉnh xa, hệ thống chính quyền ở đây được tổ chức giống như mô hình chư hầu của Trung Hoa.

Ngoại trừ các gia đình hoàng thất và quý tộc phong kiến, chỉ có một nhóm người nữa được chia sẻ quyền lực là tầng lớp tu sĩ. Đây là con cháu của những người ấn Độ xưa qua thời gian kết hôn với lớp người mới đến tạo thành. Những người mới đến này thuộc tầng lớp Bàlamôn có quan hệ họ hàng với tầng lớp quý tộc cấp cao hay đẳng cấp Kshatriya tạo nên một tầng lớp trung gian theo văn hóa Sanskrit. Thứ bậc của họ được thể hiện ở chất liệu bằng vàng hoặc bằng bạc của cây gậy khênh kiệu hay trên lọng che. Chỉ vua mới che lọng màu trắng là màu tượng trưng cho vương quyền.

Nền tảng kinh tế của đế chế Khmer chính là vùng đất trù phú ở Biển Hồ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, những cống phẩm từ các nước chư hầu, và đặc biệt là từ nguồn lợi do tuyến thương mại Đông Tây mang lại. Có giả thuyết cho rằng người Khmer và các đảo quốc cùng nhau chia sẻ quyền lợi về thông thương quốc tế, thứ đã từng thuộc về người tiền nhiệm Phù Nam trước đây, tuy nhiên vẫn chưa có bằng cớ cụ thể dù cho có đôi chỗ trong các ghi chép của người Khmer đề cập đến những đợt hàng gốm, dệt may và các sản phẩm khác nhập khẩu sang ấn Độ và Trung Quốc.
Bởi vậy nông nghiệp đóng vai trò trụ cột quan trọng nhất tạo nên sự phồn vinh cho cả quốc gia. Hệ thống tưới tiêu khai thác từ Biển Hồ và vùng thâm canh nông nghiệp rộng lớn giúp tạo nên sức mạnh và sự hùng cường cho kinh tế vương quốc. Các nhà vua Khmer hẳn phải có một lực lượng hùng hậu thợ thủ công lành nghề, những kiến trúc sư tài ba nhất và đội ngũ quan quan giám sát giúp xây dựng và bảo trì được hệ thống trị thủy đồ sộ vào bậc nhất Đông Nam á này.[iii] Nhờ những hiểu biết về không gian mà Bernard Philippe Groslier đã thiết kế ra một hệ thống trị thủy tinh vi phức tạp. Ông đã dựa theo kinh nghiệm của người Phù Nam xưa khi họ "phải đối mặt với những trận bão lớn về theo gió mùa trong thời gian cực ngắn". Các bể chứa cỡ đại được xây nên gọi là barray, một trong số đó có thể tích gần 30 triệu mét khối được lắp một thiết bị có thể tháo nước ra khi cần thiết. Diện tích đất nông nghiệp rộng hơn 5 triệu ha được chia ra thành các khoảnh có thể cho thu hoạch 3 đến 4 vụ một năm.[iv]

Hệ thống đê đập, kênh rạch ngăn dòng chảy của Biển Hồ bên cạnh tác dụng giữ cho đất không bị xói mòn, còn tạo ra hệ thống giao thông đường thủy. Cùng với đường bộ, các tuyến giao thông đường thủy này phụ giúp đắc lực vào việc lưu thông hàng hóa từ miền núi xuống đồng bằng và ngược lại. Bởi vậy nó là một trong những huyết mạch của nền kinh tế Khmer.

Thời đại hoàng kim của đế chế Khmer được đánh dấu bởi những cuộc thảo phạt mở rộng lãnh thổ về miền rừng núi. Vua Yasovarman Đệ Nhất trong thời kì tại ngôi của mình (889- 900) đã xây nên thành phố đầu tiên trong quần thể kiến trúc Angkor, hồ chứa nước vĩ đại nằm ở Tây Baray ngày nay và hàng loạt các đền thờ thần Shiva, Vishnu và Đức Phật. Vua Suryavarrman Đệ Nhất (1002-1050) đã mở rộng vương quốc Khmer tới tận thung lũng Menam, lập nên những giáo đoàn lớn tại đây và cấp ruộng đất cho họ để họ có thể tự trang trải lấy kinh phí cho các công trình đền đài, tu viện. Công trình kiến trúc đền Angkor Wat của đức vua Suryavarman Đệ Nhị chính là đỉnh cao của nền văn minh Khmer. Ông vua này cũng liên tiếp mở các cuộc thảo phạt hướng về phía Champa trong suốt hai mươi năm. Trong triều đại ông trị vì, đế chế Khmer trải rộng từ biên giới giáp với Myanmar tới tận phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nhưng người chinh phục vĩ đại nhất phải là vua Jayavarman VII (1181-1219), người đã xây nên kinh đô Angkor Thom mới có ngôi chùa Bayon thờ Phật nổi tiếng. Bức tượng bodhisattvas Lokeswara đặt trong đó chính là biểu tượng của ông. Đền thờ chính được bao quanh bởi vô số các bức tượng Phật, bodhisattva, Vishnu, Shiva và các vị thần của đạo Hindu, chúng thực chất là các bức chân dung của tầng lớp hoàng gia và quý tộc cấp thấp hơn. Đây cũng là một dạng ảnh hưởng của tind ngưỡng Devaraja khi người ta tin rằng sự hòa trộn giữa nét trần tục lẫn tính thiêng liêng của cõi thần trong dáng vóc của những bức tượng sẽ mang đến sự bất tử cho người mà nó đại diện. Các bức tượng mang tên riêng của từng người để sau khi chết họ sẽ được con cháu cúng bái. Bao quanh bốn mặt thành là một bức tường đá dày và các hào nước dài gần 2 dặm mỗi mặt. Triều đại của Jayavarman VII được coi là giai đoạn phát triển cực thịnh của đế chế Khmer dù cho ngay sau đó, mầm mống của sự sụp đổ đã bắt đầu xuất hiện trong chính vương triều này.


Đế chế Khmer sụp đổ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của đế chế Khmer, một trong số đó là chính sách xây dựng của Jayavarman VII đã tạo nên gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia. Người ta ước tính khoảng hơn 102 bệnh viện, 101 nhà an dưỡng cho những người hành hương và 20.000 đền chùa được xây nên trong suốt thời gian ông trị vì. Dọc theo những con đường nối liền giữa kinh đô và các tỉnh lớn trong cả nước, vô số các đền chùa được dựng lên cùng với hà sa số các bức ảnh được bài trí bên trong. Gần 300.000 sư sãi cùng các thầy tu sống dựa vào trợ cấp của quốc gia. Gánh nặng của những công trình xây dựng đền đài khiến cho dân chúng không thể chịu nổi nữa. Hàng nghìn ngôi làng, hàng vạn quân lính và cả đội ngũ thợ thủ công đông đảo bị tập hợp lại để xây dựng nên những đền đài làm rạng danh hoàng thất mà chẳng mang lại chút lợi ích kinh tế nào.

Cuộc chiến chống lại Champa và các nước chư hầu đã làm hao tổn sức lực của quốc gia. Giống như trong quá khứ, người Chăm vẫn tiếp tục đe dọa khắp biên giới phía đông bắc. Đáng ngại hơn là các cuộc nam tiến của người Thái diễn ra càng lúc càng mạnh hơn, họ cũng đã chiếm đóng một phần lãnh thổ thuộc địa bàn cai quản của người Khmer. Bởi vậy, vào năm 1219 khi vua Jayavarman VII băng hà, Sukhothai ở thượng Menam đã tuyên bố độc lập, tách ra khỏi ách cai trị của người Khmer. Sau đó vào thế kỉ XIII, người Mông cổ đang thống trị tại Trung Quốc lại giúp sức cho người Thái tiến sâu hơn vào đất Khmer khiến cho triều đình Khmer ngày càng suy sụp hơn.
Yếu tố tôn giáo làm suy yếu đi quyền lực của triều đình Khmer là sự lan tỏa của Phật giáo Tiểu thừa trong vương quốc. Thế giới quan của đạo Phật không chấp nhận niềm tin trong bodhisattva hay niềm tin vào vị trí tối thượng của vương quyền. Vào thế kỉ XI, luồng tư tưởng từ Sri Lanka truyền sang Burma, qua người Môn và người Thái tiến vào đất Khmer và được hầu hết mọi người dân đón nhận bởi tính ôn hòa của nó. Không ai còn sùng kính nhà vua như thần nữa. Sự mở rộng quan niệm về vua-thần dưới triều Jayavarman VII dường như là một biện pháp đối phó lại với mối đe dọa này.

Những thế lực chống đối lại vương triều Khmer ngày càng lan rộng sau cái chết của vua Jayavarman VII. Người Chăm ở phía đông, người Thái ở phía tây ngày càng thít chặt vòng vây đế chế Khmer lại, đến năm 1431, người Thái chiếm được Angkor. Khmer chiếm lại được kinh đô Angkor trong vài năm nhưng rồi đến năm 1434, họ bỏ nó lại và dựng lên kinh đô mới ở Phnom Penh. Tóm lại, đế chế Khmer đã từng là một nền văn minh rực rỡ mà tầm ảnh hưởng của nó lan khắp vùng trung và nam Đông Nam á lục địa trong vài thế kỉ. Dù cho quyền lực chính trị của đế chế này sụp đổ từ giữa thế kỉ 14 nhưng những giá trị về văn hóa, xã hội, và tổ chức hành chính của nó có ảnh hưởng lớn đến các nhà nước mới hình thành sau này dựa trên sự sụp đổ của đế chế Khmer.



The Khmer Empire
Rise of the Khmers

The people who supplanted the Funanese supremacy were the Khmers, ethnically related to the Mons of Lower Myanmar. It is not certain whether they were an altogether new ethnic group or later arrivals of the same stock to which the Funanese belonged. They called themselves the Khmers, descendants of their mythical ancestors, the wise hermit Kambu and the celestial nymph Mera. The kingdom was called Kambuja. Their ancestral home was southwest China or northeast India. While the Mons followed the Salween-Sittang river route into Myanmar, the Khmers moved eastward along the Mekong into southern Laos and the Korat Plateau in Thailand. Here the Khmers established the state of Chenla, which became a vassal of the Funanese empire. Their new habitat was mountainous, unsuited for intensive agriculture; a drive southward toward the Mekong Delta was inevitable. By the middle of the seventh century A.D., the restive Khmers had overthrown the Funanese overlordship. However, conquest did not bring major cultural changes because the Khmers had already assimilated Indian culture both from their Mon kinsmen to the west and from their Funanese superiors to the south.

With the conquest of Funan, the Khmers became the political successors of the Funanese, extending their authority over Lower Myanmar, the upper Malay Peninsula, central Thailand, Cambodia, and South Vietnam. They were incapable, however, of carrying on the Funanese legacy of the greatest maritime and commercial power in all Southeast Asia. Being land-oriented, the Chenla Khmers were ill-equipped for their important role as intermediaries in the large-scale seaborne trade between China, India, and the West. Besides, they were divided among themselves. In A.D. 706, their kingdom was split into Upper (Land) Chenla, situated in the middle of the Mekong Valley north of the Dangrek mountain range, and Lower (Water) Chenla, covering the present Cambodia and the Mekong Delta of South Vietnam. The fragmented and disunited Khmers became exposed to threats of military and political subjugation from outside. The threat became a reality when an insular power attacked Chenla in the last decade of the eighth century.

Two different kingdoms in insular Southeast Asia attempted to exploit the situation for political and commercial benefits. The China trade, always lucrative, had increased many times over during the T'ang dynasty. The vision of subduing small trading kingdoms in mainland Southeast Asia, formerly under the Funanese sway, and incorporating them in an extended empire was intoxicating to the rulers of the islands. The rival powers were the Sumatran kingdom of Srivijaya and the Sailendra rulers of Java. Like the Funanese monarchs, the Sailendras had styled themselves "the kings of the mountain." It was no wonder then that they vied to succeed to the symbolic role and substantial maritime and trading power that the Funanese had once enjoyed. Sailendras were the first group in Southeast Asian history to aspire to bring the insular and mainland territories under a common control. According to a tenth-century Arab traveler-writer, Sulayman, a Chenla king expressed the desire to have the head of a Javanese king brought before him on a dish. News of this reached the Sailendra king of Java, who in A.D. 790, under the pretext of a pleasure cruise, armed his fleet, invaded Lower Chenla, killed its king, appointed a successor to the throne, embalmed the decapitated head, placed it in an urn, and sent it to the king of Upper Chenla.

The Sailendra attacks and bid for power on mainland Southeast Asia acted as a catalyst to Khmer unity. The divided Khmers rallied under the leadership of a remarkable young man, Jayavarman II, who had spent some time at the Sailendra court as a hostage. He expelled the Sailendras and brought the dissident Khmer groups together in a common polity. Jayavarman's long reign (802-850) helped to consolidate these early gains and lent a solid foundation to the Khmer kingdom. There were several innovations: Jayavarman shifted the focus of Khmer activity from the Mekong Delta to the region around Tonle Sap Lake in western Cambodia; and with control over the passes leading to Korat Plateau and the Menam Basin, he opened prospects for further expansion westward and northward. For the next five centuries, Angkor and its environs represented the base of Khmer power and glory.

The Devaraja Cult
An even more important decision of Jayavarman II was to revive the Devaraja (god-king) cult of Indian origin, intended to legitimize and bolster his authority over all the dissident groups among the Khmer people.
3 At his capital, Mount Mahendra (modern Koulen in western Cambodia), he invited an Indian Brahman to perform an elaborate ritual, which allegedly infused into the royal person the divine essence of kingship, making him in effect a manifestation of Shiva. On top of the mountain stood numerous temples, the principal one being a pyramidal structure housing Shiva's phallic symbol, the linga. On the death of the king, the temple would serve as the funerary site, enabling the deceased to be one with Shiva himself. The mountain temple was, like Mount Meru of the Hindu sacred tradition, regarded as the center of the universe. The king was styled chakravartin (ruler of the universe).

Closely linked with the Devaraja cult was the concept of the universe. The plan of the royal capital at Angkor reflected the world structure according to the Hindu cosmology. The capital was surrounded by a wall and a moat, just as the universe was believed to be encircled by rock and ocean. Exactly at the middle point of the capital city stood the pyramidal temple, representing the sacred mountain, with the linga at the center. The edifice was a symbol of the union between king and God, establishing harmony between the microcosmos of the human world and the macrocosmos of the divine world. Such an identity was believed to assure the prosperity of the kingdom and its people. In practical terms, to insure against the vagaries of nature, the king took pains to regulate the water supply through control of the elaborate hydraulic system on Tonle Sap Lake.

All this should not be taken to mean that the Khmer monarchs were exclusively followers of Shiva. In Southeast Asia in general and in the Khmer kingdom in particular, there was no conflict of loyalties in the minds of the devotees, who worshipped Shiva, Vishnu, and Buddha in the same shrine complex. Thus, in Angkor, the kings were portrayed through statuary as avatars (reincarnations of Shiva or Vishnu) or as in the most famous of all the Khmer temples, the Bayon, as bodhisattva (Buddha in the becoming). Existing knowledge is insufficient to explain the exact religious beliefs of the Khmers. It is possible that they did not comprehend the finer points of evolving Hinduism in India or did not want to, instead seeking extra spiritual insurance through the pursuit of Hindu, Buddhist, and indigenous beliefs.


The Basis of Khmer Power

Khmer power was centered on the king, who was the divine source of all authority. He was the upholder of the established order, the defender of the faith, and the patron of the myriad religious foundations. The Khmer kings divided the society into numerous classes and corporations according to occupation. The monarchs held absolute control over social organization by virtue of their ritual position; they were social engineers who could and did appoint favored individuals to privileged social orders.
4 Important state offices were held by members of the royal family. The inscriptions of the time reveal a whole hierarchy of officials, indicative of a fairly centralized and well-organized bureaucracy. While this was true of the Angkor kingdom, the outlying provinces were at best held by loose feudal ties, more or less on the Chinese pattern of tributary states.

Apart from the royal family and high nobility, the only other group that shared power seems to have been the priestly class. Descended from families originally imported from India, the group was periodically replenished by arrivals from the same source. These were Brahmans, who intermarried with the high nobility or Kshatriya group and formed an elite class, which largely followed a Sanskrit culture. Their rank was determined by the gold or silver shafts of the palanquin poles or the gold or silver handles of the parasols of different colors; only the king could have the white umbrella, symbolic of sovereignty, held over his head.

The economic basis of the Khmer power must have been agriculture in the rich Tonle Sap Lake region, tribute from numerous vassal states, and participation in the East-West trade. It may be assumed that the Khmers shared with insular states the extensive, international trade once carried on by their predecessor state, Funan. There is no conclusive evidence of this, although Khmer records have spotty references to Indian and Chinese textiles and other imported products.

Agriculture, therefore, must have been the most important pillar of the kingdom's prosperity. The well-planned irrigation system, exploiting Tonle Sap Lake and bringing large land areas under intensive cultivation, was crucial to Khmer economic well-being and power. The Khmer kings must have had an army of engineers and supervisory staff to build and maintain this magnificent hydraulic system of ancient Southeast Asia.
5 With the help of aerial photography, Bernard Philippe Groslier has established details of this sophisticated system of water utilization. According to him, it was based on Funanese antecedents, designed "to solve the problem posed by too much and too heavy monsoon rain within too short a time." Immense storage tanks, or barays, were constructed, one of them with a capacity of 30 million cubic meters, equipped with an ingenious device for letting off the water according to the need. Some 12.5 million acres of land were covered, carefully divided into square paddy fields and capable of yielding three or four harvests a year. 6

The intricately designed network of canals, dams, and dikes prevented overflow of Tonle Sap Lake, protected the soil from erosion, and provided means for travel. Linked with moats of the cities, the waterways enabled transportation of materials from the quarries to the sites of the monuments. The hydraulic system thus constituted the lifeline of the Khmer economy.

Khmer greatness and glory were based on territorial conquest and commemorated in monuments. Yasovarman I, who reigned 889-900, founded the first city of Angkor, built the great reservoir at the present eastern Baray, and erected a number of temple hermitages for devotees of Shiva, Vishnu, and Buddha. Suryavarman I (1002-1050) extended the Khmer power in the Menam Valley, establishing religious foundations and making large grants of land to them so they could undertake major irrigation works to raise production and revenues for building monasteries. Suryavarman II's (1113-1150) building of the Vishnu temple at Angkor Wat marked the high point of the Angkor civilization. He conquered and occupied Champa for two decades. During his reign, the Khmer empire extended from the frontiers of Myanmar to the south of the Red River Delta. But the greatest builder of them all was Jayavarman VII (1181-1219), who constructed a new capital city, Angkor Thom, with its famous Buddhist temple, the Bayon. The statue of the bodhisattva Lokeswara in this temple resembles the king himself. The main temple is surrounded by numerous smaller edifices adorned with statues of Buddha, bodhisattvas, Vishnu, Shiva, and a host of Hindu gods and goddesses, which are actually portraits of members of the royal family and the lesser nobility. This was an extension of the Devaraja cult, a manifestation of the belief that statues combining features of the living and the divine would help the former achieve immortality. The statues bear the names of the persons who desired their descendants to worship them after death. The city was surrounded with a thick stone wall and a moat measuring two miles along each of its four sides. Jayavarman's reign witnessed the empire at its zenith, although it might be said in retrospect that the roots of the Khmer decline were sown during his rule.

Decline of the Khmers
A number of factors led to the decline of the Khmers, among them Jayavarman VII's building projects that laid a heavy burden on the kingdom's economy. It is estimated that during his time the Khmer state built and supported 102 hospitals, 101 rest houses for pilgrims, and 20,000 shrines. He constructed roads linking the capital with the principal provincial centers, where temples were built and furnished with images. There were nearly 300,000 priests and monks supported by the state treasury. The burden of monument-building on the population was too severe to bear. Thousands of villages, tens of thousands of officials, and an army of laborers and artisans were assigned to the uneconomic tasks of building monuments to glorify the royalty.

Jayavarman's punitive wars against Champa and recalcitrant vassal kingdoms further drained the empire. As in the past, the Chams continued to pose a threat on the northeast frontier. Even more serious was the progressive movement southward of the Thai people, who carved out new states in the territory formerly ruled by the Khmers. Thus, Sukhotai in the upper Menam declared its independence of the Khmer rule in 1219, the year of Jayavarman VII's death. Later, in the thirteenth century, the Mongol rulers of China helped weaken the Khmer power by encouraging the Thais to move farther into Southeast Asia.

A religious factor that undermined the Khmer authority was the spread of Theravada Buddhism in the empire. This version of Buddhism did not permit belief in bodhisattvas or in the divine basis of kingship. It came to Burma from Sri Lanka in the eleventh century, and through the Mons and Thais it spread in the Khmer empire, where the masses seem to have appreciated its egalitarian character. No more would they regard the kings as divine. The great extension of the god-king cult under Jayavarman VII might have been a response to this threat.

Such forces continued to act against the Khmer power throughout the period after Jayavarman's death. The Chams in the east and the Thais in the west took large chunks of the Khmer empire; in 1431, Angkor itself was captured by the Thais. The Khmers regained their former capital for a brief period, but in 1434 they abandoned it and established a new capital near Phnom Penh. In sum, the Khmer empire developed a civilization that dominated the southern and central areas of mainland Southeast Asia for several centuries. Though its political authority clearly declined from the fourteenth century, many of its main features in the social, cultural, and administrative domains were transmitted to the new states that were built on its ruins.

Wednesday, November 26, 2008

Các quốc gia cổ ở Đông Nam á lục địa





Các nhân tố hình thành nhà nước

Trong vô số nhân tố dẫn tới việc hình thành các quốc gia cổ đại ở Đông Nam á có thể coi nông nghiệpthương mại biển chính là hai nhân tố quan trọng nhất. Tập trung dân cư và quyền lực chính trị chỉ xuất hiện ở những nơi mà thặng dư nông nghiệp thúc đẩy thông thương buôn bán phát triển. Khí hậu thất thường cộng với những đặc tính của đất nông nghiệp đặt ra thách thức cho con người trong việc cải tạo đất cũng như trị thủy. Nơi nào làm tốt những công việc trên thì ở đó mùa màng bội thu. Đó là các vùng châu thổ màu mỡ trên Đông Nam á lục địa, đồng bằng trung tâm Myanmar, vùng Biển Hồ của Campuchia hay vùng trung và đông Java. ở những khu vực này, nhà nước hình thành gắn chặt với tình hình phát triển của nông nghiệp. Hơn thế, những quốc gia thương nghiệp phát triển lại thường gắn bó chặt chẽ với các vùng đất màu mỡ phì nhiêu như vùng Đông Nam Sumatra và vùng duyên hải Malaya. Thuận lợi của những quốc gia này đến từ vị trí nằm trên tuyến thương mại Trung Quốc và ấn Độ. Những nơi xuất hiện nhà nước lại là những nơi tập trung nhiều điều kiện thuận lợi nhất. Đó là các vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ ở Đông Nam á, nơi mà đất đai màu mỡ tiếp giáp với biển, từ đó tạo điều kiện phát triển cả nông nghiệp lẫn thương mại.

Vị trí chiến lược của Đông Nam á quy định vai trò quan trọng của thương nghiệp.[i] Hoạt động hàng hải trong khu vực này phụ thuộc vào gió mùa. Gió mùa tây nam thổi từ tháng 5 cho tới đầu tháng 10, gió mùa đông bắc thổi từ tháng 11 cho tới tháng 3. Các thuyền buôn từ ấn Độ và phương Tây thường cập bến Đông Nam á vào lúc có gió mùa tây nam và thả neo chờ tới khi gió mùa đông bắc về giúp cho họ có thể tiếp tục cuộc hành trình dễ dàng hơn. Cũng theo cách đó, các tàu từ phía đông bán đảo Malay và ở các vùng phía trên nữa thường lợi dụng gió mùa đông bắc để tiến về hướng tây. Từ thế kỷ XVII, eo biển Malaca cũng như eo biển Sunda trở thành các đường hàng hải thông dụng nhất. Trước đó, nạn cướp biển rồi khoảng cách khá xa khi đi theo eo biển Sunda khiến cho con đường này không có tính kinh tế. Thay vào đó các chủ tàu và thương gia lại coi hình dạng hẹp của bán đảo Malay là một lợi thế bởi có thể tạo ra được rất nhiều tuyến đường chuyên chở hàng hóa qua eo đất Kra. Hàng hóa được tháo dỡ ở phía bờ tây, vận chuyển qua đất liền sang các con thuyền đang chờ sẵn ở phía bờ đông.

Những vương quốc hình thành sớm nhất ở vùng Đông Nam á được biết đến là của người Malay, những người thu lợi từ vai trò trung gian trong các quan hệ buôn bán giữa Đông và Tây, giữa Trung Hoa và ấn Độ. Rất nhiều nhà nước nhỏ hơn hình thành dọc theo bán đảo Malay, một số trong đó do những người ấn Độ di cư sang, số khác lại do những người ấn Độ giúp người Malay bản xứ lập nên. Hai trong số những quốc gia đáng chú ý nhất nổi lên ở phía bắc vịnh Thái Lan là vương quốc Langasuka có kinh đô nằm ở Patani cùng với một phần phía đông bắc của nó và vương quốc của Tambralinga ở vùng Ligor-Sri Thammarat. Tuy nhiên hai vương quốc này không thịnh vượng được dài lâu. Mặc dù có được lợi thế về đường biển và thương mại biển nhưng đất đai bạc màu của vùng lại không thể nuôi sống được lượng dân số lớn. Bởi vậy, những quốc gia lớn mạnh hơn, giàu có hơn như Phù Nam và Champa nổi lên ở vùng duyên hải phía đông của bán đảo Trung ấn.

Phù Nam

Phù Nam và Champa là các quốc gia theo đạo Hindu. Người dân Phù Nam chủ yếu là người Môn-Khơme di cư tới đây từ rất sớm, họ nói ngôn ngữ Austro-Asiatic trong khi người dân Champa thuộc về tộc Malay nói tiếng Indonesia cổ. "Phù Nam" là phiên âm tiếng Trung của một từ Khơme cổ - bnam (tiếng Khơme hiện đại gọi là phnom) có nghĩa là núi. Những hiểu biết hiện nay về đất nước Phù Nam cổ chủ yếu xuất phát từ hai nguồn có niên đại từ thế kỉ thứ 3: một là các văn tự tiếng Phạn cổ được tìm thấy ở Nha Trang miền Nam Việt Nam; nguồn kia là các phần còn sót lại từ những ghi chép của hai sứ thần Trung Quốc tới Phù Nam là K' ang T' ai (Trung Lang Khang Thái) và Chu Ying (Tuyên hoá tòng sự Chu ứng).

Tương truyền, nước Phù Nam do một người ấn Độ theo đạo Bàlamôn tên là Kaundinya dựng lên vào thế kỷ I khi ông này làm theo điềm báo trong giấc mơ, lấy đi một chiếc bát thần trong đền thờ rồi bỏ theo một đoàn thuyền buôn lớn sang tới Phù Nam. Tại đây, ông đánh bại nữ vương Soma, con gái của rắn hổ mang chúa rồi cưới nàng làm vợ, tạo nên dòng dõi đế vương. Truyền thuyết về cuộc hôn nhân thần kì giữa người Bàlamôn với rắn đã dựng lên nguồn gốc ấn Độ hợp pháp cho các triều đại về sau và cũng là nguồn gốc của các câu chuyện thần thoại trên xứ sở này, nơi mà người ta tin rằng nước và rắn là hai yếu tố quan trọng nhất trên trái đất. Quan niệm này cũng truyền đến các nước khác trong khu vực như Champa, Angkor, Kedah và một số khác nữa. Người ta coi rắn hổ mang là chúa tể trái đất, bởi vậy cư dân nông nghiệp hết sức sùng kính chúng. Người Bàlamôn ấn Độ tiếp tục chiếm địa vị cao và được nể trọng trong xã hội. Theo các nguồn sử liệu của Trung Quốc, người Phù Nam đã tiếp đón một vị Kaundinya thứ hai, lần này là từ eo đất Kra, và đưa ông lên làm vua. Sau khi lên ngôi, ông đã sửa lại rất nhiều điều luật để vừa khớp với phong tục tập quán của ấn Độ.[ii]

Về sau Phù Nam phát triển vượt lên trên các nhà nước khác trong khu vực. Dưới sự trị vì của vua Fan Shih-man vĩ đại (đầu thế kỷ III), lãnh thổ mở rộng ra tới miền nam Việt Nam, Campuchia, trung Thái Lan, bắc Malay và nam Myanmar với thủ đô là Vyandhapura (nằm gần thủ đô Phnom Penh của Campuchia hiện nay). Vyandhapura và Angkor gần đó đóng vai trò là những trung tâm chính trị quan trọng trong lịch sử Đông Nam á trong vòng 12 đến 13 thế kỷ đầu công nguyên. Với lực lượng hải quân hùng mạnh cùng chủ quyền lãnh thổ cả trên biển và đất liền, Phù Nam trở thành mối trung gian quan trọng trên con đường thương mại giữa Trung Quốc và ấn Độ. Fan Shih-man tăng cường đẩy mạnh ngành đóng tàu, hàng hải, và ngoại thương. Trong triều đại cực thịnh của mình, ông cử các sứ thần đầu tiên sang ấn Độ và Trung Quốc. Nhiệm vụ của họ là truyền đạt lại ý chỉ của các vị vua; K'ang T'ai, người đã để lại rất nhiều ghi chép có giá trị về Phù Nam là một sứ thần Trung Quốc (nhà Ngô) được cử sang Phù Nam vào khoảng giữa thế kỉ III. Không nghi ngờ gì rằng các vị vua Phù Nam khai thác triệt để vị trí chiến lược của đế chế mình nhằm thiết lập thế độc quyền thương mại, tạo nên một kiểu mẫu cho các vị vua Srivijaya, Sailendra và Malaca sau này noi theo. Tuy nhiên các vương triều đó lại không thể quản lí được các thần dân ở nơi xa xôi, bởi vậy mà chúng chẳng thể cản trở thế độc tôn trong thương mại của Phù Nam được. Có vẻ như các quốc vương Phù Nam áp dụng mô hình gần phong kiến như chế độ maharajadhiraja (vua của vua) ở ấn Độ đối với các nước chư hầu thần phục.

Xu hướng các nước chư hầu dập khuôn theo kiểu mẫu triều đình của hoàng đế đã đưa lại một kết quả tất yếu là sự ra đời của một mô hình văn hóa chung giữa các quốc gia này. Việc Phù Nam lấy tiếng Phạn làm ngôn ngữ hành chính và khuyến khích đạo Hindu sau đó là đạo Phật vào thế kỷ V phát triển đã tạo ra làn sóng ấn Độ hóa trong toàn khu vực. Theo như K'ang T'ai, các thành phố lớn được xây bằng gạch, không giống như các thành phố kém phát triển hơn ở vùng eo đất Malay nơi chỉ có các bức tường thành dựng bằng gỗ. Con người ở đây mông muội dã man, "tóc quăn, đen đúa và xấu xí", đi chân trần và không mặc gì. Họ biết làm nông nghiệp và luyện kim. Thuế ở đây thu bằng vàng, bạc, ngọc trai, và các loại gỗ thơm. Chế độ nô lệ tồn tại. Khoảng cách giữa tầng lớp vua chúa với nô lệ cũng như với dân thường rất lớn. Vua sống trong cung điện nguy nga trong khi người dân sống trong những túp lều tranh chống bằng vài cái cọc. Các chức quan được bổ nhiệm thông qua những cuộc thử thách kiểu như thi mang thanh kim loại được nung đỏ trên tay hay lấy nhẫn vàng và trứng từ trong nước sôi.

Những ghi chép của K'ang T'ai có cái nhìn cực đoan đầy thành kiến đối với Phù Nam, quốc gia đạt đến trình độ văn hóa cao. Sử ký Trung Quốc xưa kia có đề cập tới một nhóm những nhạc công của Phù Nam trong thành phần của đoàn sứ thần tới Trung Hoa vào năm 263. Các tiết mục biểu diễn của họ tuyệt vời đến nỗi hoàng đế Trung Quốc đã lập nên hẳn một trường nhạc Phù Nam ở gần Nam Kinh. Cũng theo ghi chép của K'ang T'ai, người Phù Nam có rất nhiều bộ sách và các kiến trúc hình vòm. Làm sao mà một quốc gia như vậy lại có thể "mông muội, dã man" được?

Quan hệ giữa Phù Nam và Trung Quốc không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Vào năm 270 khi Phù Nam bắt tay với Champa tấn công Giao Chỉ lúc bấy giờ được coi là một tỉnh của đế chế Trung Hoa, quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng. Thông thương chỉ được nối lại vào năm 280. Sau đó, vào năm 375, Phù Nam trở thành chư hầu của Trung Hoa cho tới khi tan rã vào khoảng giữa thế kỷ VI.
Champa

Champa (hay Lin-yi (Lâm ấp) theo tiếng Trung) là tên tiếng Phạn của một vương quốc nằm ở Đông Nam á cùng thời với Phù Nam. Những tài liệu tiếng Trung có đề cập đến cuộc nổi dậy vào năm 192 của một tù trưởng địa phương tên là Kiu-lien (Khu Liên). Ông này đã đứng dậy chống lại ách đô hộ của Trung Quốc, lập nên nước Lin-yi (nằm gần thành phố Huế ngày nay). Champa trải dài từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Định, Nha Trang, Phan Rang, cho đến Bình Thuận ngày nay. Lịch sử quan hệ giữa Champa và Trung Quốc là chuỗi liên tiếp các quan hệ thù địch và phụ thuộc. Vào thời kỳ nhà Lương củng cố đất nước, Champa đã cử sứ giả đầu tiên của mình sang Trung Quốc vào năm 284. Tuy nhiên khi Trung Quốc bỏ bê đất Giao Chỉ, Champa đã chộp lấy cơ hội, tấn công lên các tỉnh phía bắc.

Champa chịu ảnh hưởng của ấn Độ muộn hơn Phù Nam vào khoảng giữa thế kỷ IV, khi tiếp quản tỉnh Panduranga của Phù Nam (hiện nay là tỉnh Phan Rang). Những tháp Chăm bằng gạch ở Phan Rang, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Trị và Đà Nẵng còn lại ngày nay gợi nhớ về quốc gia Champa hùng mạnh một thời. Champa mở rộng bờ cõi về phía nam đến tận các vùng đất thuộc Phù Nam, điều này giúp cho Champa tiếp xúc nhiều hơn để rồi sau đó nhiệt thành đi theo hình mẫu văn hóa ấn Độ. Đức vua Champa dập khuôn theo phong cách Palava, kết thúc tên của mình bao giờ cũng có đuôi varman giống với Bhadravarman, người đầu tiên xây dựng nên đền thờ thần Shiva của đạo Hindu. Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Trà Kiều, Mỹ Sơn và Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam chỉ cho ta thấy ảnh hưởng sâu rộng của Palava vào trường phái nghệ thuật Amravati. Người Chăm đã tồn tại hơn 1000 năm dưới sức ép chính trị và văn hóa của cả Việt Nam và Trung Quốc.

Mặc dù lãnh thổ bị chia cắt bởi địa hình núi non hiểm trở, người Chăm vẫn đoàn kết chống lại họa xâm lăng từ bên ngoài của người Hoa, người Việt, người Khmer và sau đó là quân Mông cổ. Trong những trận đánh đó, địa hình rừng núi dễ dàng thoát ra biển là một lợi thế giúp cho Champa có thể cơ động được quân đội. Cuối cùng vào năm 1471, Champa cũng bị người Việt đánh bại và bị dồn về một vùng nhỏ phương Nam tên Đỉnh Varella (mũ Kê Gà) gần Nha Trang. Hơn 60,000 người Chăm bị giết và một nửa trong đó bị giam cầm. Tàn dư của vương quốc còn tồn tại đến 1720 rồi cũng bị nhập vào Việt Nam, vị vua Champa cuối cùng và thần dân của ông phải trốn sang Campuchia.

Xã hội Champa theo chế độ mẫu hệ, con gái có quyền thừa kế. Tuân theo truyền thống Hindu, người Chăm hỏa thiêu người chết, đem tro cốt của họ vào bình và rắc xuống nước. Cách sống của người Chăm cũng tương tự như người Phù Nam. Cả đàn ông và phụ nữ mặc quần áo dài vắt qua eo và hầu hết đều đi chân trần. Vũ khí của họ thường là cung tên, và nỏ bằng tre. Nhạc cụ gồm có sáo, trống, ốc, và bộ dây. Ngày nay khoảng 40,000 người Việt Nam và khoảng 85,000 người Campuchia có tổ tiên là người Chăm.
Early Kingdoms in Mainland Southeast Asia

Factors Helping State Formation
Among the several factors responsible for the rise of principalities and kingdoms in early Southeast Asia, agriculture and maritime trade must be deemed the most important. Clusters of population and political power rose where agricultural surpluses, contributing to trade, could be built up. The vagaries of the monsoons and the physical characteristics of the land provided a challenge to people's ingenuity and skill in organizing water control and soil conservation. Where this was achieved, agriculture prospered, as in the silt-rich deltas in mainland Southeast Asia, the plains of central Myanmar, the region around Tonle Sap Lake in Cambodia, and the central and eastern parts of Java. The relationship between agricultural prosperity and the rise of states in these areas is obvious. On the other hand, certain principalities, whose main source of revenue was trade, sprang up in relatively infertile areas of southeast Sumatra and coastal Malaya. Their asset was their location on the India-China trade route. Among the many locations where early states emerged, the greatest advantage accrued to the delta regions of Southeast Asia, where a combination of fertile soil and proximity to the sea helped both agriculture and commerce.
The importance of trade as a factor was derived from the strategic location of the Southeast Asian realm. 1 Navigation in the region was governed by the monsoons. The southwest monsoon prevailed from May to early October; the northeast monsoon between November and March. Ships from India and the Western countries sailed to Southeast Asia by the southwest monsoon and halted there until the northeast monsoon would make their return journey easy. In the same fashion, ships from the east of the Malay Peninsula and beyond would take advantage of the northeast monsoon for their west-ward journey. From about the seventh century A.D., the Strait of Malacca as well as the Sunda Strait became the most popular routes. Earlier, both straits were considered unsafe because of piracy; the longer distance involved in the use of the Sunda Strait made that route uneconomic as well. Shippers and traders instead favored the narrow neck of the Malay Peninsula, which provided many portage routes across the Isthmus of Kra. Goods could be unloaded on its western side and carried overland to ships waiting on the eastern side.
The earliest kingdoms known to have existed in Southeast Asia were of the Malay people, who profited as intermediaries in the East-West and SinoIndian trade. Many small states came into being along the Malay Peninsula, some of them established by Indian adventurers, others by indigenous Malays with Indian encouragement and guidance. Two of the most notable kingdoms arose in the southern part of the Gulf of Thailand: the kingdom of Langasuka with its capital at Patani and a little northeast of it and the kingdom of Tambralinga in the Ligor-Sri Thammarat area. The prosperity of these kingdoms was short-lived. Although strategically important for navigation and commerce, the region's infertile soil could not sustain a large population. Larger and more powerful prosperous kingdoms -- Funan and Champa -- therefore grew up elsewhere on the eastern littoral of the Indochinese peninsula.

Funan
Funan and Champa were Hindu kingdoms. The Funanese were probably earlier arrivals of the Mon-Khmer people, speaking an Austro-Asiatic language, while the Chains belonged to the Malay race and used a language of Indonesian origin. Funan is a Chinese form of an old Khmer word, bnam (modern Khmer phnom), meaning mountain. Our information about early Funan is derived from two sources, both belonging to the third century A.D.: a Sanskrit inscription discovered near Nha Trang in South Vietnam and fragments of an account left by two Chinese envoys to Funan, K'ang T'ai and Chu Ying.
The foundation of Funan is ascribed to an Indian Brahman, Kaundinya, who in the first century A.D., following instructions in a dream, picked a magic bow from a temple, embarked on a merchant vessel, and reached Funan. There he defeated the local queen, Soma, daughter of the king of the Nagas (cobras), married her, and began a royal line. This legend of the mystical union between the Brahman and the serpent, giving the dynasty a dual legitimacy of an Indian origin as well as roots in the popular indigenous mythology in which belief in earth, water, and snakes was important, was adopted by several Southeast Asian kingdoms, including Champa, Angkor, and Kedah, to name only a few. The cobra was regarded the lord of the earth and therefore commanded reverence from agricultural people. The Indian Brahmans continued to be held in high esteem. According to Chinese sources, a second Kaundinya, this time from the nearby Isthmus of Kra, was welcomed in the fourth century A.D. by the Funanese, who chose him their king, whereupon he proceeded to modify their laws to conform with the usage in India. 2
Funan soon surpassed every other state in the area. With its capital at Vyadhapura (near the present Cambodian capital of Phnom Penh), it extended under its greatest ruler, Fan Shih-man (early third century A.D.), to South Vietnam, Cambodia, central Thailand, northern Malaya, and southern Myanmar. Vyadhapura and nearby Angkor remained the most important political focal points in the history of Southeast Asia for the first twelve to thirteen centuries of the Christian era. With a great fleet at its command and a fairly firm control over the sea-lanes, Funan emerged as the most important maritime intermediary in the Sino-Indian trade. Fan Shih-man promoted shipbuilding, navigation, and foreign trade. During his successor's reign, the first embassies were sent to India and China. These missions were reciprocated; K'ang T'ai, who left a valuable account of Funan, was a Chinese envoy to that country in the middle of the third century A.D. There is no doubt that the Funanese kings exploited the strategic position of their empire to build a commercial monopoly, setting a model for the later Srivijaya, Sailendra, and Malacca rulers to follow. Their reign, however, weighed lightly on the subject peoples in distant parts of the realm so long as they did not challenge or obstruct Funan's predominant role in commerce. It is very likely that the Funanese monarchs adopted the quasi-feudal pattern of an Indian maharajadhiraja (king of kings) to whom the vassals paid homage.
The tendency of the vassal states to emulate the court and customs of their overlord must have resulted, to a certain extent, in the development of a common culture. Funan's adoption of Sanskrit as the court language and its encouragement to Hinduism and, after the fifth century, to Buddhism as well must have helped the process of Indianization of the whole area. According to K'ang T'ai, the principal cities in Funan were walled with brick, unlike the less prosperous ones in the Malay isthmus area, which had wooden barriers. The people were barbarian, "ugly, black, frizzy-haired," and moved about naked and bare-footed. They knew agriculture and metalcrafts. Taxes were paid in silver, gold, pearls, and perfumed wood. Slavery existed. The gap between the court and the elite on the one hand and the common people on the other was wide. The king lived in a multistoried palace, while his subjects lived in thatched houses built on piles. Justice was rendered through trial by ordeal, which involved such practices as carrying a red-hot iron chain in hand and retrieving gold rings and eggs from boiling water.
K'ang T'ai's account was grossly prejudiced and unfair to the Funanese, who were a highly cultured people. Chinese court annals mention a group of musicians from Funan visiting China as part of an official delegation in A.D. 263. Their performance was of such a high quality that the Chinese emperor ordered the establishment of an institute for Funanese music near Nanking. As K'ang T'ai himself reported, the Funanese had books and archives. How could such people be described as "barbarians"?
Funan's relations with China did not always remain friendly. In A.D. 270 they were strained because Funan joined neighboring Champa in attacking Tongking, at the time a province of the Chinese empire. Commercial relations were resumed in A.D. 280. Later, in A.D. 357 Funan established a tributary relationship with China that continued until the fall of Funan in the middle of the sixth century.

Champa
Champa, or Lin-yi in Chinese records, was the Sanskrit name of a kingdom in Southeast Asia, contemporaneous with Funan. Early Chinese records refer to the rebellion in A.D. 192 of a local official, Kiu-lien, who overthrew the Chinese authority and established the independent kingdom of Lin-yi near the present city of Hue. Champa included the present provinces of Quang Nam, Quang Tin, Binh Dinh, Nha Trang, Phan Rang, and Binh Tuan. The history of the relationship between China and Champa was one of alternating hostility and subservience on Champa's part. With the reconsolidation of China under the Tsin dynasty, Champa sent the first embassy to the Chinese emperor's court in A.D. 284. But whenever the Chinese authority in Tongking Slackened, the Chams seized the opportunity and raided the northern province.
Champa came under Indian influence later than Funan, around the middle of the fourth century A.D., when Champa absorbed the Funanese province of Panduranga (modern Phan Rang). Tall towers of kilned brick in Phan Rang, Nha Trang, Qui Nhon, Quang Tri, and Da Nang are surviving vestiges of the once-powerful Cham kingdom. Champa's expansion southward in the areas previously controlled by Funan may have introduced the Chams to Indian culture, which they embraced enthusiastically. The kings of Champa assumed the Pallava style, their names ending with -varman, as in Bhadravarman, who built the first temple of the Hindu god Shiva. The famous Cham archaeological sites of Tra Kieu, Mison, and Dong Duong in the Quang Nam province indicate profound Pallava impact of the Amravati school of art. The Chams withstood for more than a thousand years the political and cultural pressures of China and Vietnam.
Despite the fact that the kingdom was divided into several units separated from each other by mountains, the Chams rallied dozens of times in defense of freedom against attacks by the Chinese, the Vietnamese, the Khmers, and later the Mongols. In such conflicts Champa's mountainous terrain and easy access to the sea provided considerable scope for military maneuvers. The Chams at last suffered a severe defeat at the hands of the Vietnamese in 1471, which restricted them to the small area south of Cap Varella around Nha Trang. More than 60,000 Chams were killed and about half that number carried into captivity. The remnant state lingered until 1720, when it was finally absorbed by the Vietnamese, the last Cham king and a large number of his subjects fleeing into Cambodia.
The Cham society was and is matriarchal, with daughters having the right of inheritance. Following the Hindu tradition, Chams cremated their dead, collected the ashes in an urn, and cast them into the waters. Their way of life resembled that of the Funanese. Men and women wrapped a length of cloth around their waists and mostly went barefoot. Their weapons included bows, arrows, sabers, lances, and crossbows of bamboo. Their musical instruments included the flute, drums, conches, and stringed instruments. Today about 40,000 South Vietnamese and about 85,000 Cambodians claim Chain ancestry.
Source: D.R. SarDesai (2003), Southeast Asia: Past and Present, 5th ed., Westview Press.

Tôn giáo Đông Nam á

World map of Religion distribution




SEA map of Religions

Như đã đề cập ở trên, có ít nhất bốn tôn giáo khác nhau tỏa rễ khắp miền đất Đông Nam á. Malaysia và Indonesia (trừ Bali theo Hindu giáo ra), Brunei và Nam Philipin đều đa phần theo Hồi giáo; Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan đều theo Phật giáo Tiểu thừa và có nhiều nét văn hóa vay mượn từ ấn Độ hơn Việt Nam – nơi thiên về văn hóa Trung Hoa và chủ yếu theo Phật giáo Đại thừa; còn Philipin về cơ bản lại là miền đất theo Công giáo. Vì vậy, trên nền tảng phát triển khu vực, chúng ta nên biết qua đôi nét về nguồn gốc Hindu giáo, Phật giáo và Hồi giáo cũng như thời gian các tôn giáo này được truyền vào Đông Nam á.

Phật giáo
Đạo Phật ra đời ở ấn Độ vào thế kỷ VI TCN. Người sáng lập là Gautama. Ông sinh ra trong gia đình hoàng tộc và được tiên đoán sẽ trở thành đấng quân vương vĩ đại, còn nếu phải chứng kiến nỗi khổ đau thì ông sẽ thành người thầy chí tôn. Phụ hoàng đã nuôi dạy Gautama thành một hoàng tử tài giỏi, đồng thời không bao giờ để người nhìn thấy cảnh khổ đau. Song, sự phòng xa ấy không thể ngăn nổi Gautama thấy bốn “cảnh”: một người già, một người ốm, và một thi hài – là biểu trưng cho nỗi đau và sự bất hạnh – còn “cảnh” thứ tư là một nhà tu khổ hạnh, trầm tĩnh và trong sáng. Gautama dời bỏ hoàng cung, vợ và con trai để đi vào rừng sâu, nơi ông đạt đến “sự giác ngộ” sau nhiều năm ăn chay, học hỏi và thiền định. Ông trở thành Buddha hay là Đấng Giác ngộ.

Tứ diệu đế trong Phật giáo cho rằng cuộc đời là khổ đau. Đam mê và khát vọng dẫn đến sự tái sinh, và bởi vậy mà trở thành nguyên nhân của nỗi khổ. Cho nên cần phải diệt khổ. Thực hiện Bát chánh đạo sẽ giúp ta tận diệt khổ đau để rồi dứt khỏi vòng sinh tử và đạt đến Niết Bàn.

Đạo Phật là tôn giáo của sự bình đẳng. Nó phủ nhận việc sùng bái thần tượng và chế độ đẳng cấp của đạo Hindu cùng với nơi thờ cúng. Mọi vấn đề của tôn giáo đều được tổ chức bhiku (tăng đoàn) giải quyết một cách dân chủ. Trong số những người cải đạo theo Phật giáo vào thế kỷ III TCN có Hoàng đế ấn Độ Ashoka. Ông đã cử các nhà truyền giáo mang thông điệp nhà Phật đi đến tận những nước xa xôi, bao gồm Myanmar và Sri Lanka.

Vào thế kỷ đầu công nguyên, sau cuộc đại kiết tập, Phật giáo chia thành hai nhánh Mahayana (cỗ xe lớn, hay đạt đến Niết Bàn) và Theravada (cỗ xe nhỏ). Sự khác biệt chủ yếu giữa hai phái xuất phát từ tư tưởng bodhisattva (Bồ tát) rằng một người đắc đạo có thể “cứu giúp” những người khác. Các linh hồn đắc đạo sẽ được tái sinh lên một bậc cao hơn cho tới khi đạt đến Niết Bàn hay thành Phật. Người ta có thể thờ hoặc dựng đền thờ bodhisattvas. Và tự nhiên là giới vua quan, quý tộc, trí thức, học giả đều theo Mahayana, bởi họ có thể hiện ra với vẻ siêu phàm hơn dân chúng nhờ làm việc thiện cho kẻ khác. Trong khi Mahayana sử dụng tiếng Sankrit thì Theravada dùng ngôn ngữ của quần chúng là tiếng Pali và Magadhi, ấn Độ. Trong khi Mahayana sa đà vào sự phô trương, hoa mỹ với các hình tượng chạm khắc xung quanh chùa thì Theravada chỉ thờ tượng Phật ở những ngôi chùa giản dị. Trong khi Mahayana quan niệm Phật tử có thể cứu giúp cả mình lẫn người khác nhờ làm việc thiện thì Theravada cho rằng mỗi cá nhân đều phải làm việc thiện mới mong được giải thoát, đồng thời tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau. Sang đầu thế kỷ II, Mahayana truyền vào Trung Quốc, rồi Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Song, vào cuối thiên niên kỷ đầu công nguyên, đạo Phật lại bị đạo Hindu thế chỗ hoàn toàn tại ấn Độ. Mặc dầu Phật giáo Theravada phát triển ở Sri Lanka và Hạ Myanmar song trên tiểu lục địa ấn thì chỉ còn thưa thớt vài nơi.

Cùng với Hindu giáo, Phật giáo – Mahayana và Theravada - đã lan tỏa từ ấn Độ sang Phù Nam, Angkor, Sumatra và Java vào thiên niên kỷ thứ nhất. Tuy vậy, kể từ sau thế kỷ XI, khi quốc vương Miến Điện – Anawratha cải đạo theo Theravada thì phái này mới nhanh chóng truyền khắp Đông Nam á và trở thành tôn giáo hàng đầu của người Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia, riêng người Việt thì đa phần theo Phật giáo Mahayana biến cải.

Hindu giáo
Đạo Hindu nảy mầm qua nhiều thế kỷ phát triển trong đời sống tôn giáo và tư tưởng ở ấn Độ. Đạo được khởi đầu với tứ kinh Veda (kho tàng trí tuệ) và các chú giải về Hindu giáo vào khoảng năm 1500 đến 500 TCN. Mặc dù đạo thờ đa thần nhưng niềm tin vào Brahman (Đấng Sáng tạo) cùng hai hiện thân sóng đôi - Vishnu (Đấng Bảo vệ), Shiva (Đấng Hủy diệt) vẫn là sợi dây độc thần xuyên suốt. Theo vũ trụ quan Hindu giáo, bốn sắc đẳng varna do thủy tổ sinh ra gồm: Brahman (thầy tư tế, học giả, chiêm tinh gia) sinh ra từ miệng; Kshatriya (chiến binh) từ cánh tay; Vaishya (thương gia) từ đùi; và Shudra (kẻ hầu hạ) thì từ bàn chân. Vào khoảng thế kỷ VIII TCN, hệ thống sắc đẳng có phần trở nên hà khắc hơn, và tôn giáo hoàn toàn nằm trong tay giới Brahman. Lúc này, các Brahman nâng việc hiến sinh và những nghi lễ kèm theo lên thành biện pháp duy trì rita (trật tự thế giới). Sang khoảng thế kỷ VI – V TCN, một số luận thuyết triết học – các Upanishad - đã đặt ra vấn đề cơ bản về sự sống và cái chết, về thế giới vi mô của linh hồn (Atman) và thế giới vĩ mô tinh thần (Brahman). Và sự hòa trộn giữa Atman và Brahman sẽ đưa ta đến Chân lý tối cao.
Cốt lõi Hindu giáo là thuyết luân hồi và thuyết karma (nghiệp chướng), lấy luật nhân quả làm nền tảng – hành động của một người ở kiếp này sẽ khiến anh ta được hưởng phúc hay phải thọ nghiệp báo ở kiếp sau, và vì lẽ đó anh ta có thể hạnh phúc hơn hoặc ngược lại. Karma không loại trừ ý nguyện vì karma một người có thể tốt lên nhờ quá trình sống có đạo đức, hiểu biết, tu thiền và tín lễ. Cách sống như vậy cũng có thể là “con đường” diệt bỏ luân hồi sinh, tử , tái sinh, và đạt đến moksha (niết bàn).

Khoảng đầu công nguyên, khi tiếp xúc giữa ấn Độ và Đông Nam á tăng lên thì cơ tầng xã hội Hindu đã bị phân chia chặt chẽ thành bốn varna, đồng thời lại chia nhỏ tiếp thành các đẳng cấp. Vị thế xã hội của người phụ nữ thấp dần đi, trong khi bắt đầu hình thành đẳng cấp thứ năm, tầng lớp tiện dân gồm những người làm nghề “dơ bẩn” như dọn xác động vật, thuộc da hay nhặt rác.

Tuy nhiên, xã hội Hindu trong tay những người Brahman lại tạo nên một kho tàng văn học phong phú mà sâu sắc gồm nhiều thể loại như sử thi, các hệt thống triết học, cùng với luận thuyết về nghệ thuật và âm nhạc. Và thời kỳ Gupta (320-550) chính là một trong những giai đoạn đỉnh cao của văn hóa Hindu cùng với sự lan tỏa của nó vào Đông Nam á.

Hồi giáo
Người sáng lập ra Hồi giáo là Mohammed. Ông sinh tại Mecca, Arab, năm 570. Ông cảm nhận thấy đấng tối cao trong khi đang dẫn thương đoàn vượt qua sa mạc. Giới có thế lực ở Mecca không kìm nén được tức giận trước những lời giảng của Mohammed khiến ông phải hegira (bay) đến Medina năm 622, và đây chính là cột mốc mở đầu cho kỷ nguyên Hồi giáo. Tám năm sau, Mohammed dẫn đầu đoàn quân tín đồ trở lại Mecca. Và rồi ông qua đời năm 632, tức hai năm sau khi ông xây dựng Mecca thành đầu não tôn giáo.

Có thể nói, tôn giáo mà Mohammed rao giảng rất giản dị và dễ theo. “Năm Nguyên tắc cơ bản của Hồi giáo” đòi hỏi phải có niềm tin vào Allah (Thánh trong tiếng Arab) và đấng tiên tri duy nhất là Mohammed; phải cầu nguyện 5 lần trong ngày; phải bố thí; ăn chay trong tháng Ramadan (không ăn không uống trong khoảng thời gian mặt trời mọc – lặn); và hành hương ít nhất một lần trong đời về thánh địa Mecca. Hồi giáo dạy rằng mọi tín đồ đều là anh em, và mọi con người đều bình đẳng trước Allah, không kể màu da, chủng tộc hay tầng lớp (nhưng không có nghĩa là kể cả giới tính). Đồng thời, cũng có những điều cấm kỵ cụ thể như sử dụng chất gây say và thịt lợn. Năm 651, hàng loạt điều Đấng tối cao thiên khải cho Mohammed được tập hợp lại thành kinh Koran. Từ đó, Koran luôn duy trì vị trí tối thượng trong mọi mặt chính trị, kinh tế, luật pháp và đạo đức của người Hồi.

Mohammed khẳng định rằng Đấng tối cao chỉ ban cho mình ông sự thiên khải cuối cùng và trọn vẹn. Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo phần nào tin vào sự thiên khải; theo đó, tín đồ của những đạo này vẫn được khoan dung thành “thần dân của kinh thánh.” Những người bị coi là chống đạo đều phải chết nếu họ từ chối cải theo Hồi giáo. Với tinh thần Mohammed, hàng đoàn người Arab đã rời quê hương mang “trên đôi tay kinh Koran và thanh gươm” để biến dar-ul-harb (đất nước chiến tranh) thành dar-ul-Hồi giáo khắp miền Trung Đông, Bắc Phi và Bán đảo Iberia trong vòng một thế kỷ đầu sau khi ra đời.

Hồi giáo không có thầy tu hay thứ bậc chính thức trong nhà thờ. Kế vị Đấng tiên tri là khalip (vua Hồi) - người đứng đầu cả về thế tục và thần quyền trong cộng đồng người Hồi. Tín đồ Hồi giáo bị phân thành hai phái – một là Shia gồm những người tin rằng khalip phải có quan hệ huyết thống với Đấng tiên tri, và hai là Sunni gồm những người không cùng quan điểm như vậy. Người Sunni tuân theo bốn trường phái luật lệ khác nhau gồm: Hanafi, Maliki, Shafi’i và Hanbali là các trường phái mang tên bốn học giả Hồi giáo nổi tiếng về luật học và thần học. Trong đó, Shifi’i là trường phái nắm vai trò nổi bật nhất ở Đông Nam á. Từ thế kỷ XII, lại phát triển một phái mới có tên gọi Sufi. Tín đồ phái này theo thuyết thần bí, họ cho rằng có thể đạt đến sự giải thoát bằng cách tận hiến cho Thượng đế. Các nhà truyền giáo Sufi không chỉ tìm thấy sự gần gũi trong cách tiếp cận về tâm linh của người ấn Độ mà còn có công thúc đẩy đông đảo người cải đạo ở ấn Độ và Đông Nam á từ thế kỷ XIII. Sang thế kỷ XV – XVI, Hồi giáo lan tỏa nhanh hơn ở hầu khắp Đông Nam á hải đảo. Ngày nay, nó trở thành tôn giáo hàng đầu ở các quốc gia Malaysia, Brunei, Indonesia và nam Philipin.

Religions
As noted above, at least four different religions have sizable numbers of adherents in Southeast Asia. Thus, Malaysia and Indonesia (except Bali, which follows Hinduism), Brunei, and southern Philippines are overwhelmingly Moslem; Myanmar, Laos, Cambodia, and Thailand follow Theravada Buddhism and have more cultural borrowings from Indian than does Vietnam, which is culturally Chinese-oriented and mostly follows Mahayana Buddhism; and the Philippines is a predominantly Catholic country. A short introduction on the origins of Hinduism, Buddhism, and Islam and the timing of their propagation in Southeast Asia is useful for an appreciation of the historical developments in the region.
Buddhism. Buddhism was founded in India in the sixth century B.C. When its founder, Gautama, was born in a royal family, it was predicted that he would become either a universal king or, if he saw misery, a universal teacher. His father trained Gautama to be a great prince and kept him away from miseries. Despite such precautions, Gautama experienced four "sights": an old man, a sick man, a corpse -- all representations of pain and misery -- but the fourth "sight" was an ascetic, calm and serene. Gautama left his home, wife, and son and repaired to the forests, where after years of fasting, study, and meditation, he had "enlightenment." He became a Buddha, or the Enlightened.
The Four Noble Truths of Buddhism state that existence is pain. Craving for delights and passions leads to rebirth and, therefore, is the cause of pain. It is essential to end the pain. This can be done through the Noble Eightfold Path of an ethical life in thought and deed. One would then end the cycle of birth and death and attain Nirvana.
Buddhism was a religion of equality. It recognized no idolatry nor the fourfold class system of Hinduism. It had no church. Its affairs were managed democratically by a body of bhikus (monks). Among its influential converts in the third century B.C. was King Ashoka of India, who sent emissaries to distant countries, including Myanmar and Sri Lanka, to spread the message of Buddhism.
By the first century A.D., a major schism had occurred dividing the Buddhist faith into the Mahayana (greater vehicle, or conveyance to salvation) and Theravada (lesser vehicle). The principal difference between the two sects hinged on the Mahayana concept of bodhisattva (Buddha in the becoming), according to which a meritorious person could "save" others. Such great souls would be reborn in a higher order until they attain Nirvana, or the state of Buddha. Bodhisattvas could be worshiped and temples built for them. The Mahayana faith naturally appealed to the kings, nobility, scholars, and the elite because they could appear superior to others by virtue of the extra merit they earned through good works toward others. Mahayana used Sanskrit, whereas Theravada used the languages of the masses, including Pali and Magadhi in India. Mahayana employed pomp and pageantry and imagery in sculptured panels around the temples; Theravada had only images of Buddha in simpler religious edifices. Mahayana followers could save themselves as well as others through good meritorious deeds; Theravada followers believed that each individual had to work for personal salvation and that all human beings were equal. Beginning in the second century A.D., the Mahayana faith spread to China and then to Korea, Japan, and Vietnam. By the end of the first millennium, Buddhism was completely overwhelmed by resurgent Hinduism within India. Only pockets of Buddhism remained on the Indian subcontinent although Theravada Buddhism flourished in Sri Lanka and Lower Myanmar.
Along with Hinduism, Buddhism -- Mahayana and Theravada -- spread from India to Funan, Angkor, Sumatra, and Java in the first millennium. However, after the eleventh century conversion of a Burmese monarch, Anawratha, to Theravada, the latter spread rapidly in mainland Southeast Asia and became the dominant faith of the people of Myanmar, Thailand, Laos, and Cambodia, while most of the Vietnamese followed a modified form of Mahayana Buddhism.

Hinduism. Hinduism evolved in India over centuries of development of religious life and thought. It began with the four Vedas (books of knowledge) and the commentaries thereon dated between 1500 B.C. and 500 B.C. Despite the multiplicity of gods, there is a monotheistic strain in its belief in the Supreme Being, Brahma (the Creator), and its twin manifestations, Vishnu (the Preserver) and Shiva (the Destroyer), together forming the Trinity. Its cosmology includes the sacrifice of the primeval being from whose limbs sprang the four varnas (classes): the Brahmans (priests, scholars, astrologers) from the mouth; the Kshatriyas (warriors) from the arms; the Vaishyas (traders) from the thighs; and the Shudras (menials) from the feet. Around the eighth century B.C., the classes became somewhat rigid, and the religion came to be controlled by Brahmans, who emphasized sacrifice and its attendant ritual at which they officiated as being essential to maintain the rita (world order). Around the sixth to fifth century B.C., a number of philosophical treatises -- the Upanishads -- raised fundamental questions of the meaning of life and death, the microworld of the soul (Atman), and the macrocosmos of the world spirit (Brahman). The Ultimate Reality involved the blending of the Atman and the Brahman.
Central to the evolving Hinduism were the doctrine of the transmigration of souls and the doctrine of karma, the fundamental law of cause and effect by which one's deeds in the present birth are rewarded or punished in the next birth, which may correspondingly be in happier or unhappier conditions. Karma did not exclude free will since one's karma could be improved upon through a life based on ethical values and the pursuit of knowledge, meditation, or devotion to God. Such a life could also be the "path" to destroy the cycle of births, deaths, and rebirths and thus to attain moksha (salvation).
Around the beginning of the Christian era, when India's contacts with Southeast Asia increased, the Hindu social system had rigidified in terms of its four varnas and had evolved further into microfunctional groups of castes and subcastes. The place of women in society had slipped, while a fifth class, the Untouchables, largely involving "unclean" occupations like disposal of carcasses, tanning, and scavenging, had emerged.
The Hindu society, overwhelmingly the Brahmans, produced a prolific and profound literature in many genres, including epic stories, systems of philosophy, and theoretical treatises on fine arts and music. Among the peak periods of Hindu cultural efflorescence and its spread in Southeast Asia was the Gupta period ( A.D. 320-550).
Islam. The founder of Islam, Mohammed, was born in Mecca, Arabia, in A.D. 570. He had divine revelations while leading trading caravans in the desert. His preachings infuriated influential people in Mecca, leading to Mohammed's hegira (flight) to Medina in A.D. 622, marking the commencement of the Islamic era. Eight years later, Mohammed returned to Mecca at the head of his armed believers. In 632, two years after he had made Mecca headquarters of his religion, Mohammed died.
The religion Mohammed preached was simple and easy to follow. The "Five Pillars of Islam" required profession of faith in Allah (Arabic name of God) and Mohammed as the only prophet; prayers five times a day; the giving of alms; fasting during the month of Ramadan (no eating or drinking between sunrise and sunset); and the making of a pilgrimage at least once in a lifetime to Mecca. Islam preached brotherhood of all believers, and equality of men before God, irrespective of color, race, or class (but not gender). There were specific Injunctions against the use of intoxicants and the consumption of pork. By 651, the series of divine revelations made to the Prophet were compiled in the Koran. The book has remained ever since the ultimate authority in political, economic, legal, and ethical matters of Muslims.
Mohammed maintained that God had finally and completely revealed Himself only to him. Christianity and Judaism were partial revelations; as such, their followers should be tolerated as "people of the book." Others were termed infidels, to be put to death if they refused to convert to Islam. Mohammed's inspiration led hordes of Arabs out of their homeland "with Koran in one hand and sword in the other" to reduce dar-ul-harb (country at war) to dar-ul-Islam all over the Middle East, North Africa, and the Iberian Peninsula within a century of Islam's birth.
Islam had no priests or formal church hierarchy. The Prophet was succeeded by a caliph, who was both the spiritual and temporal head of the Muslim community. The followers of Islam were divided between two sects-the Shia, who believed that the caliphs had to be blood relatives of the Prophet, and the Sunni, who did not. The Sunnis followed four different schools of law: the Hanafi, Maliki, Shafi'i, and Hanbali, named after prominent Islamic scholars in jurisprudence and theology. The school most dominant among Southeast Asian Moslems was the Shafi'i. From the twelfth century A.D., a new sect called the Sufis developed. They were mystics, who believed salvation could be attained through personal devotion to God. Sufi missionaries came closest to Indian spiritual approaches and were instrumental in bringing about large-scale conversions in India and Southeast Asia from the thirteenth century. Islam spread even faster in the fifteenth and sixteenth centuries in large portions of insular Southeast Asia. Today, it is the dominant religion of the people of Malaysia, Brunei, Indonesia, and the southern Philippines.